Tranh chấp đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #83860 19/02/2011

    axiao_mei

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2009
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Tranh chấp đất đai

    Chào luật sư!

    Cho con hỏi 1 vấn đề về tranh chấp đất đai.

    Ba mẹ con có ó 1 căn nhà và 1 miếng đất 3 công. Ba mẹ con ly dị nhưng phần đất và căn nhà ba để lại cho mẹ nuôi các con nhưng căn nhà và phần đất trên lúc bà nội mất để lại không làm di chúc, rồi các anh chị em trong nhà tự làm di chúc viết tay rồi tự ký tên vào, nhưng tờ di chúc đó không có ra ngoài xã hay nhờ luật sư gì hết.

    Đến ra khi ra tòa thì người em gái thứ 6 của ba nói không nhận phần đất trên còn căn nhà nếu ai ở nhà thờ thì lo và sửa chữa lại, lúc đó ba mẹ con có đưa cho người cô thứ 6 là 100 triệu và cô đã nhận, đến năm 2000 tất cả giấy tờ nhà và giấy tờ đất đều sang tên của mẹ hết.

    Đến năm 2010 mẹ có sửa lại căn nhà và đổ thêm cát lắp cái ao để cất thêm nhà trọ thì người cô thứ 6 thấy mẹ làm thêm được như vậy đòi chia tài sản. Đòi lấy tờ di chúc củ ra phân chia tài sản

    Luật sư cho con hỏi mẹ không chia thì có bị sai không, nếu cô thứ 6 kiện mẹ con ra tòa thì mẹ con có bị bắt chia không. Mong luật sư đáp cho con biết sớm ạ!

     
    3686 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #84269   21/02/2011

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần
    Lawyer

    Do bà nội bạn chết không để lại di chúc nên phải áp dụng điều 675 và 676 Bộ luật dân sự để giải quyết.

    Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật 

    1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

    a) Không có di chúc;

    b) Di chúc không hợp pháp;

    c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

    d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Điều 676.  Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Những người thừa hưởng di sản phải đến cơ quan công chứng để khai nhận di sản, khai trước bạ và đăng bộ thì nhà và đất mới chuyển sang tên các thừa kế. Nếu cô bạn chưa làm thủ tục cho ba bạn phần của mình tại cơ quan công chứng, thì cô bạn vẩn có quyền đòi chia phần của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #84757   23/02/2011

    axiao_mei
    axiao_mei

    Sơ sinh

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2009
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật Sư Cho con hỏi tiếp !
     1. Là trước đó cô con đã từ chói di sản và đã ký tên vào tờ từ chối di sản nhưng bây giờ lại đòi chia như vậy có đúng không ạ?
    2.vậy nếu cô con kiện ra tòa án thì mẹ con có bị bắt chia không ?
     
    Báo quản trị |  
  • #85173   25/02/2011

    minhquan127.law
    minhquan127.law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2011
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 8 lần


    Trả lời:

    Theo thư của bạn hỏi, tôi có thể hiểu là việc bà nội của bạn mất đi không để lại di chúc. Di chúc do anh chị em trong nhà tự làm di chúc viết tay rồi tự ký tên vào, di chúc này được xem là di chúc không hợp pháp (điều 652 Bộ luật dân sự 2005).

    Do đó, trường hợp này di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật (khoản 1, điều 675 Bộ luật dân sự 2005). Theo đó, tất cả mọi thành viên trong gia đình là ba bạn, các anh,chị, em của ba bạn được hưởng phần bằng nhau từ phần di sản của bà nội bạn để lại (khoản 2, điều 676 Bộ luật dân sự 2005).

    Ba bạn, các anh, chị, em của ba bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản tại cơ quan công chứng. Trường hợp cô bạn không nhận phần thừa kế của mình thì có thể làm văn bản từ chối nhận di sản đó, văn bản này phải được công chứng, chứng thực. Cũng theo bạn thì có việc cô bạn từ chối nhận di sản thừa kế và thỏa thuận nhận tiền từ ba mẹ bạn, nếu cô bạn tuyên bố trước Tòa, Tòa có ghi nhận trong bản án thì việc từ chối này vẫn có hiệu lực pháp luật.

    Sau đó vào năm 2000, tất cả giấy tờ nhà và giấy tờ đất đều sang tên của mẹ bạn hết. Nếu quá trình sang tên đảm bảo đúng các thủ tục pháp luật thì mẹ bạn là người có quyền với mảnh đất và nhà đó, cô bạn không có quyền đòi lại nhà và đất, vì cô bạn đã từ chối nhận di sản.

    Hiện nay, mẹ bạn là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, nên bà có toàn quyền sử dụng và định đoạt đối với diện tích đất và nhà đó, bà có quyền không chia cho cô của bạn.

    Thân ái chào bạn.
    Trần Minh Quân (minhquan127@gmail.com).emoticon

    Trần Minh Quân. (minhquan127@gmail.com)

     
    Báo quản trị |