Trong trường hợp này, bạn cần phải làm rõ hai vấn đề như sau: phần đất mà gia đình bạn có lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bạn hay không; việc gia đình bạn bị quy chụp là lấn sang đất hàng xóm có đồng ý cho gia đình bạn phần diện tích này bằng văn bản hay không. Nếu phần đất mà đã lấn vẫn hiển thị trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình bạn và việc đồng ý cho gia đình hàng xóm xây dựng lên phần đất này chỉ là bằng lời nói hoặc khi họ xây mình không có ý kiến gì thì phần đất này vẫn thuộc về gia đình bạn và bạn được Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất của mình.
Do vậy, trong trường hợp của bạn trước hết bạn có thể thỏa thuận với gia đình hàng xóm và yêu cầu họ không khiếu kiện nữa. Nếu hai bên vẫn không thỏa thuận được với nhau thì gia đình hàng xóm có thể viết đơn khiếu nại gửi đến UBND xã/phường yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra thanh tra kiểm tra và hòa giả về việc này.
UBND xã/phường có nghĩa vụ hòa giải tranh chấp này. Nếu như hòa giải tại UBND xã/phường không thành thì căn cứ vào Khoản 1, Điều 203 Luật Đất đai 2013 về Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”;
Gia đình hàng xóm có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có đất để yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, còn gia đình bạn phải có nghĩa chứng minh bác bỏ yêu cầu khởi kiện của nhà hàng xóm.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.