Tranh chấp đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #504215 09/10/2018

    quyenle2018

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Tranh chấp đất đai

    Kính thưa luật sư,

    Trước hết, cảm ơn các Luật sư đã tận tình tư vấn cho người dân chưa có nhiều am tường về luật ạ.

    Em có 1 vấn đề xin được tư vấn ạ:

    Hiện tại, gia đình Em đang ở trên 1 mãnh đất 6,700m2 do người Dì ruột thứ 6 của ba Em ( tức Bà 6 của Em) - đứng tên trên sổ đỏ từ năm 2001 tại Long An.

    Ba Em là con của Bà nội thứ 2, Bà 6 ( năm nay ngoài 80) - cũng thuộc hộ khẩu nhà Em do Ba Em là chủ hộ. Bà 6 không có gia đình chỉ có 1 mình- mãnh đất đứng tên 1 mình Bà 6.

    Gia đình Em đã ở trên mãnh đất này khoảng 40 năm và nhà Em đóng thuế đầy đủ cho mãnh đất này, đồng thời nuôi dưỡng Bà 6 chu đáo nhiều năm qua. Hiện nay, Bà 6 đã không còn minh mẫn, có dấu hiệu bị lẫn của tuổi già.

    Năm rồi, Ba Em qua đời, chuyển quyền chủ hộ sang Mẹ Em. Và sự việc Em cần hỏi là: Bà 6 có 4 người Chị và Em. Bà nội của Em là chị thứ Hai trong số 5 người Chị Em này. Nay những Chị Em của Bà đang đâm đơn kiện Bà 6, đòi bà 6 phải chia đều phần đất này cho họ. Vì cho rằng mảnh đất này do ông bà để lại cần phải được chia đều cho 5 chị em.

    Như vậy, cho Em hỏi  việc thưa kiện Bà 6 có đúng pháp luật không, nhà Em thì vẫn muốn chia đều nhưng nghĩ rằng khi nào bà 6 qua đời thì việc này mới nên tiến hành. Nhưng các Chị  Em của bà 6 đang gây áp lực, và đã gửi đơn lên xã thưa kiện Bà 6, vịn vào lý do Bà 6 không còn minh mẫn để truất quyền sở hữu của bà, để tiến hành chia đất đai. Việc làm này có đúng không ạ, và họ đang còn có ý định sẽ mời bác sỷ xuống nhà để thẩm định rằng bà 6 đã không còn minh mẫn, để họ truất quyền sở hữu mãnh đất.

    Và với trò người nuôi dưỡng bà 6, xã báo rằng Mẹ Em phải lên để hòa giải. Vậy Mẹ Em có cần phải lên hay không, và nếu Mẹ Em ủy quyền giải quyết mọi khúc mắc về việc này cho Em thì có được hay không ạ? ( Ba Mẹ Em có 3 người con, em là con trai duy nhất, 2 Chị ở xa).

    Và nhờ luật sư tư vấn giúp, việc đất đai này, giờ phải giải quyết ra sao để ổn thỏa tất cả các bên và đúng luật pháp ạ.

    Em xin chân thành cảm ơn ạ.

    Kính thư.

     
    2025 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #504836   15/10/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Qua nội dung trình bày của bạn, tôi khẳng định ngay, Mẹ bạn không nên ủy quyền cho bạn đại diện giải quyết vụ việc này, bởi kiến thức Luật của bạn còn rất hạn chế, không bảo đảm để bảo vệ quyền lợi tốt cho gia đình. Bạn cũng yên tâm, không có pháp luật nào qui định một người không còn minh mẫn sẽ bị "truất hữu quyền sử dụng đất".

    Khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình là quyền của Công dân được pháp luật bảo hộ. Tuy nhiên, yêu cầu khởi kiện có được chấp nhận hay không tùy thuộc vào chứng cứ của đương sự cung cấp và tòa án thu thập, đồng thời tùy thuộc vào thời hiệu còn hay hết, có đương sự nào yêu cầu áp dụng qui định về thời hiệu hay không, chứ không phải hễ kiện là luôn luôn thắng. Như vậy, việc các anh chị em ruột của bà 6 khởi kiện bà yêu cầu phải chia đều đất vì cho rằng đất đó có nguồn gốc từ cha mẹ chung để lại là hợp pháp. Tuy nhiên, phải lưu ý coi thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế còn hay đã hết để có thể thực hiện một số quyền theo luật định mà bảo vệ quyền lợi cho mình. Về vấn đề này, muốn được tư vấn chi tiết hơn, bạn phải cung cấp cho tôi ngày, tháng, năm mất của cha mẹ bà 6.

    Trước mắt, nếu bà 6 có dấu hiệu không còn minh mẫn thì phải yêu cầu Tòa án tuyên bố bà bị mất năng lực hành vi dân sự, nếu tòa ra Quyết định tuyên bố bà 6 bị mất năng lực hành vi dân sự (sau khi trưng cầu giám định tâm thần cho bà 6 tại Trung tâm giám định của Nhà nước) thì UBND cấp xã nơi bà có hộ khẩu thường trú sẽ làm thủ tục cử người giám hộ cho bà và người giám hộ này sẽ là người đại diện cho bà 6 (hoặc người giám hộ ủy quyền cho người khác) để tham gia giải quyết vụ việc tranh chấp. Mẹ của bạn, với tư cách là người đang nuôi dưỡng bà 6, cứ tới UBND xã trình bày bà 6 không còn minh mẫn nên không thể tham gia hòa giải, yêu cầu phải làm đúng qui định của Pháp luật đối với người có dấu hiệu bị mất năng lực hành vi dân sự như tôi đã tư vấn ở trên, chứ không phải chỉ mời Bác sỹ nào đó tới khám là được.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    quyenle2018 (18/10/2018)
  • #505109   18/10/2018

    quyenle2018
    quyenle2018

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào Luật sư,

    Em rất biết ơn Luật sư đã có hồi đáp ạ, vì Em không tường tận pháp luật, nên sự tư vấn của luật sư rất đáng quý với gia đình em ạ.

    1/ Trong câu trả lời Luật sư có hỏi là năm mất của Ông Bà là Ba Mẹ của Bà 6, Ông mất năm 1979 và Bà mất năm 1980. Tức đến nay là 38 năm. Theo thời hiệu thì đã quá 30 năm. Thì sổ đỏ hoàn toàn đúng khi đứng  tên Bà 6. Nhưng có điều là sổ đỏ đứng tên Bà 6 chỉ mới được cấp năm 2001- Tức 17 năm. Liệu như vậy có đúng thời hiệu 30 năm cho bất động sản theo luật không ạ?

    2/ Các anh chị của Bà 6 đã ko ở mãnh đất này hơn 30 năm rồi. Đó cũng là thời gian ba mẹ em về ở và nuôi bà 6 tới hiện tại. Bà 6 có 5 Chị, Em. Hiện tại còn 3 người còn sống. Và Ba của Em là con của chị 2 bà 6 (tức bà nội em và đã mất), nhưng hiện tại Ba Em cũng đã mất. Vậy khi bà 6 mất phần đất này sẽ được chia ra sao, và nhà Em có được chia không? ( Nhà Em nuôi dưỡng bà hơn 30 năm). Và bà 6 đang ở trong hộ khẩu nhà Em, Mẹ em là chủ hộ. Hộ khẩu có liên quan gì đến việc chia đất đai này không ạ? Và các chị em bà 6 có cần phải chứng minh là chị em thì mới được chia đất không?

    3/ Nếu bây giờ- ( bà 6 còn sống) họp Bà con lại để thỏa thuận chia trước phần đất này, 3 chị em còn sống của bà 6 lấy 1 nữa, Mẹ Em nhận 1 nữa, như vậy có được không? Và phải làm giấy tờ đứng tên chủ quyền ra sao? Hay đợi Bà 6 mất thì Mẹ Em sẽ được chia nhiều hơn? Thật sự, em không biết sau khi bà 6 mất thì phần đất này được chia ra sao? Đồng thời, khi mãnh đất được chia, mình có phải chừa lối đi theo luật cho các người bà con không?

    Rất mong nhận được hồi âm của Luật sư, gia đình em rất cảm ơn ạ.

    Trân trọng.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505114   18/10/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 qui định:

    " Điều 623. Thời hiệu thừa kế

    1/- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó…....”

    Trường hợp này do đã hết thời hiệu và có người thừa kế đang quản lý di sản là bà 6 nên di sản là QSDĐ sẽ thuộc về bà 6. 
     
    Pháp luật qui định không bắt buộc hòa giải ở UBND cấp xã đối với tranh chấp thừa kế liên quan tới QSDĐ, pháp luật cũng không qui định phải trả đơn kiện trong trường hợp đã hết thời hiệu nhưng pháp luật có qui định quyền yêu cầu áp dụng thời hiệu và trong trường hợp đó sau khi xem xét nếu thấy đúng đã hết thời hiệu thì Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án. Do đó, nếu xã mời hòa giải thì bà 6 không cần phải đi vì điểm b khoản 3 điều 8 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP (đã hết hiệu lực nhưng các Tòa vẫn áp dụng) qui định không bắt buộc phải hòa giải ở xã, khi nào anh chị em của bà 6 khởi kiện, tòa thụ lý và tống đạt Thông báo thụ lý cho bà 6 thì bà 6 căn cứ khoản 2 điều 184 BLTTDS 2015 yêu cầu tòa áp dụng thời hiệu vì thời hiệu đã hết, đồng thời nộp cho tòa giấy chứng tử của Ba, Má bà 6 thì gần như chắc chắn Tòa sẽ đình chỉ giải quyết vụ án theo qui định tại điểm e khoản 1 điều 217 BLTTDS 2015.
     
    Tôi đang bận và sẽ cố gắng tư vấn cho bạn tiếp những vấn đề khác liên quan tới vụ việc này.
     
    Trân trọng.
     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    quyenle2018 (18/10/2018)
  • #505119   18/10/2018

    quyenle2018
    quyenle2018

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2018
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Dạ chân thành cảm ơn Luật sư thật nhiều ạ. Chúc Luật sư nhiều sức khỏe ạ!

     
    Báo quản trị |  
  • #505169   19/10/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Bà 6 là người đứng tên trên GCN, tức bà 6 là người được Nhà nước công nhận QSD đối với 6.700m2 đất nên căn cứ khoản 1 điều 167 Luật đất đai 2013 bà 6 có quyền chuyển nhượng, cho tặng...v..v..... phần đất này mà không cần phải có sự đồng ý của người khác, miễn bà 6 có năng lực hành vi dân sự (còn minh mẫn) và thỏa mãn các điều kiện về chuyển quyền QSĐ qui định tại khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013 (đất không có tranh chấp, không bị kê biên thi hành án, còn thời hạn sử dụng và có GCN). Theo tôi, khi còn sống, muốn cho ai, cho diện tích bao nhiêu thì bà 6 cứ đến Phòng/Văn phòng công chứng làm Hợp đồng cho tặng để chuyển quyền hợp pháp theo qui định cho bên được cho tặng nhằm hạn chế tối đa việc tranh chấp sau này. Do bà 6 tuổi đã cao nên trước khi ký Hợp đồng cho tặng nên tới bệnh viện đa khoa cấp Huyện trở lên để khám sức khỏe tổng quát, nếu ở mục sức khỏe thần kinh, bác sỹ cho kết quả bà 6 minh mẫn thì bà vẫn có năng lực hành vi để ký hợp đồng cho tặng.

    Bà 6 lập di chúc để lại thừa kế cũng là 1 cách nhưng cách này mức độ rủi ro cao hơn cách lập Hợp đồng cho tặng và chuyển quyền ngay từ lúc còn sống. Nếu phải lập di chúc thì nên lập tại Phòng/Văn phòng công chứng để hạn chế tối đa việc lập sai qui định dẫn tới sau này Di chúc bị vô hiệu, đồng thời phải có người am hiểu Pháp luật giúp kiểm tra di chúc xem có gì sai sót để kịp thời yêu cầu điều chỉnh tránh cho Di chúc bị vô hiệu. Nhiều người do ngại đường xa, ngại tốn kém nên lập di chúc ở UBND cấp Xã, điều đó không sai luật, chỉ có điều do kiến thức pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều hạn chế nên Di chúc lập ở UBND xã có tỷ lệ bị tuyên vô hiệu khá nhiều.

    Trường hợp bà 6 mất mà không để lại di chúc thì bất lợi sẽ nghiêng hẳn về phía gia đình bạn, bởi cha mẹ bà 6 không còn, bà 6 cũng không có chồng con, cho nên hàng thừa kế thứ nhất của bà 6 không còn ai thì theo qui định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 di sản 6.700m2 đất của bà phải chia thừa kế theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ 2 chính là các anh chị em ruột của bà 6. Mẹ của bạn không thuộc diện được hưởng thừa kế của bà 6 theo qui định vì chỉ là cháu dâu, cùng lắm là được trả công sức giữ gìn, tôn tạo đất cũng như công lao phụng dưỡng bà 6. Tuy nhiên, rất có thể muốn được trả công đó, mẹ của bạn phải trải qua một quá trình kiện tụng, thi hành án vô cùng gian nan, vất vả.

    Bạn suy nghĩ và cân nhắc thật thấu đáo để chọn cách giải quyết tốt nhất cho gia đình. Chúc bạn thành công.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    quyenle2018 (22/10/2018)