Tranh chấp đất đai

Chủ đề   RSS   
  • #458978 27/06/2017

    Tranh chấp đất đai

    Bà T có mảnh đất rộng 50m, diện tích 6000 m2. Đường vào mảnh đất phải đi qua một cây cầu tạm bắc ngang suối. Năm 2010 bà T bán cho anh Q một phần đất 3000 m2, phần đất này có cây cầu đi qua (đất nhà bà T không còn đường vào phải đi nhờ qua đất nhà anh Q (giấy tờ đầy đủ). Năm 2014 bà T bán phần còn lại cho con gái. Năm 2017 con gái bà T đòi mở đường đi qua đất nhà anh Q, nhưng anh Q không đồng ý. Con gái bà T muốn kiện ra Tòa để có đường đi ngang qua đất nhà anh Q (cắt đôi mảnh đất nhà anh Q để ra cầu) theo Điều 254 Bộ Luật Dân sự quy định Quyền về lối đi qua trong bộ quyền về bất động sản liền kề. Tuy nhiên theo Điều 95 Luật Đất đại 2013 thì khi biến động phải đăng ký biến động tại điểm l, khoản 4 điều 95. thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày biến động theo khoản 6 điều 95 Luật đất đai. và bà T đã chủ động, ý thức được việc bán đất là không có đường đi (nếu muốn có đường đi thì bà T đã bớt lại đất để dành làm lối đi). Bản thân gia đình anh Q cũng không có đường đi thực sự vì đi qua suối là do bắc cầu tạm để đi ra đường, đất nhà anh Q cũng không tiếp giáp với đường nào trong khu vực đó (đất nông nghiệp tiếp giáp với suối và các mảnh đất bên trên có đường đi làm nông nghiệp). Gia đình anh Q không chấp nhận thì có sao không ạ. Nếu tòa ra phán quyết anh Q phải mở lối đi cho gia đình con bà T thi có đúng không?

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 29/06/2017 06:35:42 CH
     
    2260 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #459277   29/06/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Khoản 3 điều 254 BLDS 2015 qui định : "3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù", như vậy bạn nhận định : "bà T đã chủ động, ý thức được việc bán đất là không có đường đi (nếu muốn có đường đi thì bà T đã bớt lại đất để dành làm lối đi)" là hoàn toàn phù hợp với qui định vừa nêu.

    Nếu có vụ án như bạn nói thì Anh Q nên bám vào khoản 3 điều 254 BLDS 2015 để từ chối việc chừa cho con của bà T lối đi ngang qua đất của mình. Tôi chỉ tư vấn theo Luật còn quyết định thế nào thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

    Trân trọng

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (11/07/2017)