Tranh chấp dân sự?

Chủ đề   RSS   
  • #80240 20/01/2011

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Tranh chấp dân sự?

    Nguyễn Văn X làm nghề tìm kiếm tổ ong mật, một lần đi kiếm tổ ong mật, Nguyễn Văn X phát hiện thấy trên cành cây điều tại vườn nhà ông B có tổ ong mật, Nguyễn Văn X vào vườn nhà ông B lấy tổ ong mật. Khi lấy xong nảy sinh tranh chấp, ông B cho rằng ong mật làm tổ trên cây điều nhà mình thì tổ ong đó phải thuộc quyền sở hữu của mình, còn Nguyễn Văn X cho rằng tổ ong đó phải thuộc về mình vì chính mình là người đã phát hiện ra tổ ong đó và lấy tổ ong đó xuống, hơn nữa ông B không biết có tổ ong đó; ông C có vườn liền kề với vườn điều nhà ông B cho rằng tổ ong đó phải thuộc về sở hữu của mình vì tuy ong làm tổ trên cây điều nhà ông B, nhưng cành điều có tổ ong đó lại vươn sang nằm trên đất nhà ông.

    tổ ong đó thuộc về ai?tranh chấp này cần được giải quyết như thế nào?



    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    7584 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #80316   21/01/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


     Chào bạn!
    Đây là tình huống đã từng được tranh luận rất nhiều và được đưa vào giảng dạy trong các trường Luật. Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng đây là quan điểm được đông đảo mọi người thừa nhận nhất:
    - Trong trường hợp này tổ ong thuộc về ông B ( người có cây điều) vì các lý do sau đây:
    + Tổ ong làm trên cây điều nhà ông B ( Áp dụng tương tự pháp luật tại Điều 244 Bộ luật dân sự 2005:

    Điều 244. Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

    Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trong trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì vật nuôi dưới nước đó thuộc sở hữu người có ruộng, ao, hồ đó.

    + X không thể nói tổ ong này của mình vì nó được làm trên cây điều trong vườn của B chứ không phải ngoài đường, không thể lý luận kiểu " chim trời cá nước" ai thấy thì thuộc về người đó. Còn việc X thấy và lấy tổ ong xuống, Ong B có cho X tổ ông hay không lại là chuyện khác.

    + Tổ ong cũng không thể là của ông C vì mặc dù cành cây điều vươn sang nhà ông nhưng ông hoàn toàn có thể yêu cầu chặt tỉa trước đó. Cành điều vươn sang, ông C không hề có ý kiến nên mặc nhiên được hiểu là ông C chưa có nhu cầu sử dụng khoản không gian phía trên đất nhà mình.
     ( trường hợp này áp dụng khoản 2 Điều 265 Bộ luật dân sự 2005)

    "Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

    Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác".
    Thân chào!!!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
  • #80658   23/01/2011

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 150 lần


    Cảm ơn tuanbui2111988 đã góp ý.
    Không biết các bạn khác ý kiến thế nào?

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |