Mới đây, Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 57, hướng dẫn trang bị phương tiện PCCC đối với ô tô từ 4 chỗ trở lên, rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc chở khách được kéo bởi xe ôtô, máy kéo; xe vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
Một số ý kiến cho rằng, bình cứu hỏa mang lại nhiều bất cập hơn thuận lợi
Theo danh mục quy định, ô tô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg.
Về chế tài xử lý chủ phương tiện không chấp hành quy định của Thông tư trên, Bộ Công an cho biết, việc xử lý sẽ căn cứ vào Nghị định 167/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy... Cụ thể, mức phạt tiền đối với ô tô 4 chỗ trở lên không trang bị thiết bị phương tiện chữa cháy thông dụng từ 300.000-500.000 đồng và lên 3-5 triệu đồng đối với xe vận chuyển chất, hàng nguy hiểm cháy nổ.
Nhiều ý kiến cho rằng, trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô là cần thiết
Bất cập nhiều hơn tiện lợi?
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình thì khá nhiều độc giả không hài lòng vì những bất cập của bình cứu hỏa đem lại. Chưa kể có người còn băn khoăn thị trường bình chữa cháy mini có quá nhiều chủng loại, không có sự kiểm soát, quản lý về chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và không biết mua loại nào mới là tốt.
Một vấn đề lớn hơn đặt ra đó chính là liệu bình cứu hỏa này có mang lại sự an toàn cho chủ nhân và phương tiện hay lại chính là nguyên nhân gây nên tình trạng cháy nổ.
"Bảo quản bình chữa cháy từ -10 độ đến 55 độ, và có nguy cơ nổ ở nhiệt độ 60 độ C. Mà vào mùa hè, nhiệt độ trong ô tô để ngoài trời có thể lên đến 60 độ C. Như vậy có khi nguy cơ cháy xảy ra còn lớn hơn là không có bình. Chẳng lẽ chỉ được sử dụng bình khi vào mùa đông, hay là vào mùa hè đi đâu thì cầm theo bình đi?
Theo nguồn : MXH