Trại tạm giam Chí Hòa sắp được di dời: Cùng nhìn lại những câu chuyện về "lò bát quái" khét tiếng!

Chủ đề   RSS   
  • #570028 04/04/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Trại tạm giam Chí Hòa sắp được di dời: Cùng nhìn lại những câu chuyện về "lò bát quái" khét tiếng!

    Khám chí hòa và những câu chuyện

    Khám chí hòa - Minh họa

    Giám đốc Công an TP.HCM đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an quá trình thực hiện chuyển trụ sở Trại tạm giam cũ sang trụ sở Trại tạm giam T30 ở huyện Củ Chi. Nhân dịp này, xin tổng hợp một số điều thú vị về trại giam này đến toàn thể thành viên DanLuat. Mong nhận được những đóng góp, chia sẻ trải nghiệm của các anh chị khi có dịp công tác tại đây!

    1. Nguồn gốc trại giam

    Trại giam Chí Hòa, còn gọi là Khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP HCM. Trại giam này rộng 7 hecta với 8 cạnh đều nhau, cao 3 tầng lầu, 238 phòng, nhìn từ trên cao trông giống như một trận đồ bát quái.

    Năm 1943, người Pháp xây dựng nhà tù này nhằm thay thế Khám Lớn Sài Gòn ở góc đường Lý Tự Trọng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Công trình được cho là do người Nhật khởi xướng sau khi đảo chính Pháp để giam tù nhân, tuy nhiên khi thi công chưa hoàn thành, họ đã rút khỏi Việt Nam.

    Sau đó, người Pháp tiếp tục công việc bỏ dở. Hầu như toàn bộ vật liệu như xi măng, sắt, thép đều chở từ Pháp sang. Ngày 8/3/1953, khi Khám Chí Hòa xây dựng hoàn chỉnh, Khám Lớn Sài Gòn bị phá bỏ.

    2. Kiến trúc và ý nghĩa đằng sau

    Khám Chí Hòa do một kiến trúc sư người Nhật thiết kế và xây dựng theo thuyết ngũ hành, bát quái được đánh giá là một công trình kiến trúc đặc biệt. Vừa hòa hợp những đặc trưng cơ bản của kiến trúc Pháp: kiên cố, kín đáo, mát mẻ, vừa mang nét huyền bí âm dương ngũ hành của phương Đông.

    Khám có hình bát giác với 8 cạnh đều nhau, 8 góc tượng trưng cho 8 quẻ: Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Cẩn, Khảm, Đoài, Ly trong Kinh Dịch. Khám có 8 khu giam phạm nhân, xây hình bát giác vuông. Một vài tài liệu nghiên cứu lại cho rằng, Khám Chí Hòa được xây dựng dựa trên bát quái trận đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. 8 quẻ tương ứng với 8 cửa trận là: Hưu - Sinh - Thương - Đỗ - Cảnh - Tử - Kinh - Khai.

    Mỗi cạnh của bát quái trận đồ là một khu, lưng xây bịt kín ở phía ngoài còn phía trong toàn song sắt và mỗi khu có 4 buồng giam. Chí Hòa chỉ có một cửa vào nên người ta gọi đó là "cửa tử". Qua cửa này là hệ thống đường hầm thiết kế theo cung vị nếu không được hướng dẫn, người đi vào sẽ bị mất phương hướng, giống như lọt vào một mê cung, không thể tự tìm đường ra được.

    Người ta đồn rằng, vọng gác chính giữa khám chính là thanh kiếm trấn. Những tên tội phạm dù có xảo quyệt đến đâu thì khi ở đây mọi thủ đoạn của chúng cũng bị thanh kiếm "linh" này hoá giải. Thanh kiếm này chính là "trái tim" của của toà nhà, nếu nó bị nhổ lên thì toàn bộ "trận đồ" sẽ tự vỡ.

    3. Những ai đã từng trốn được khỏi đây?

    Cho đến nay, chỉ có 3 cuộc vượt ngục thành công xảy ra ở trại giam này.

    Lần đầu tiên do những người tù cách mạng tổ chức cướp trại, giải thoát hết tù chính trị nhân thời điểm lính Nhật đảo chính quân Pháp, tối 3/9/1945.

    Lần thứ hai có người vượt ngục được khỏi đây là vụ của Điền Khắc Kim (tên thật là Lê Văn Minh) – tướng cướp khét tiếng Sài Gòn. Kim yêu một cô gái quán bar, sau khi biết cô này bị lính Mỹ hãm hại, hắn thù hằn người Mỹ tận xương tủy và chuyên thực hiện các cuộc đột nhập vào nhà quan chức Mỹ.

    Trong một vụ đột nhập bất thành, Điền Khắc Kim bị bắt, thụ án 20 năm ở trại giam Chí Hòa. Trong trại, anh ta liên lạc với một số phạm nhân ở buồng giam tội hình sự nằm sát khu hỏa thực nhờ hỗ trợ kế hoạch vượt trại.

    Đêm 23/4/1972, lợi dụng lúc trại giam đang chiếu phim cho phạm nhân, hắn lẻn ra xe Jeep của viên trung tá cai ngục, bò xuống gầm rồi bám vào càng xe như con thằn lằn bám trên trần nhà. Ít phút sau, viên trung tá đánh xe rời trại về nhà, xe Jeep vừa ra khỏi cổng lập tức phạm nhân ở một số buồng đồng loạt la ó phản đối, đòi yêu sách cải tiến chế độ ăn uống.

    Toàn bộ binh sĩ trực gác đổ về hiện trường lo giải quyết sự cố bất ngờ. Bên ngoài cổng trại, trung tá nghe cấp báo qua máy bộ đàm liền dừng xe để chạy vào chỉ huy dẹp bạo loạn. Đúng kịch bản đã vạch sẵn, Điền Khắc Kim nhẹ nhàng tiếp đất, tẩu thoát dễ dàng.

    Lần thứ ba là vụ của Phước "tám ngón". Đây cũng là một tay giang hồ khét tiếng khác, hoạt tại khu vực Thủ Đức – TP. HCM. Giai đoạn 1991 – 1994, hắn bị tuyên 2 án tử hình từ Tòa án Đồng Nai và TP. HCM, sau đó bị giam ở Chí Hoà.

    Sau hàng trăm ngày dùng dao lam xin được cưa đứt cùm sắt phi 10, Phước lấy vải quấn xung quanh vết cưa, đốt nhựa phủ kín lên trên. Đến đêm 26/3/1995, hắn tháo cùm chui vào nhà vệ sinh, dùng khoen sắt tròn khoét vách tường chỗ bị mục.

    Phước luồn qua lỗ hổng chui ra phía cầu thang lầu bên ngoài buồng giam số 15. Khi leo xuống cầu thang tường thì nghe tiếng bước chân tuần tra đêm của cán bộ quản giáo, gã tử tù hoảng hốt leo ngược trở lên rồi cứ thế đi trên nóc nhà để sang khu AH.

    Tại đây, Phước dùng quần áo và khăn nối lại thành sợi dây, cột một đầu vào kèo nhà. Đang đu xuống thì dây đứt, hắn té ngất lịm. Hơn một tiếng sau Phước mới tỉnh, nén đau lết đến cây cột điện ở gần đó. Cả chân lẫn cột sống đều bị chấn thương nhưng anh ta vẫn trèo lên được cột điện khá cao để leo qua hàng rào tụt xuống đất.

    Mặc dù vậy, cuối cùng hắn cũng tìm được đường trốn thoát, tuy nhiên vẫn tiếp tục vị bắt và tuyên án tử vào năm 1995, tên này mất năm 1998.

    4. Những câu chuyện kỳ bí

    Một số nguồn lại cho rằng tám bức tường bằng nhau của nhà tù Chí Hòa tượng trưng cho tám quẻ cơ bản trong Kinh Dịch: Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Cẩn, Khảm, Đoài, và Ly. Trong số tám quẻ này, Càn có nghĩa là Trời và được cho là tương ứng với vị trí lối vào.

    Nhiều người tin rằng đó là lý do vì sao Lôi Công thường xuyên làm sấm sét đánh vào khu giam giữ này, đặc biệt là các năm 1956, 1964 và 1965.

    Người khác lại cho rằng nhà tù được xây dựng dựa trên Bát trận đồ của Gia Cát Lượng. Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Gia Cát Lượng đã sử dụng thuyết bát quái để thiết kế nên một trận đồ xếp bằng đá có ma thuật biến hóa khôn lường, ngăn chặn bước tiến của quân địch. Thạch trận ấy có tám cửa: Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai.

    Tù nhân ở Chí Hòa lại kể rằng lối vào được xây ứng với Cửa Tử, người bình thường không rõ về thuật cao siêu đi vào đó sẽ mất hết phương hướng như bị lạc trong mê cung, không thể tự tìm đường ra. Tuy nhiên, theo các nhà tâm linh, bố cục như vậy khiến nơi đây tích tụ rất nhiều âm khí và oán khí nặng nề, vì linh hồn của người chết không thể siêu thoát và đầu thai kiếp khác.

    Họ cho rằng những đợt sét đánh liên tục vào nhà tù là dấu hiệu Thiên Giới mở Cửa Sinh và giải phóng cho những linh hồn đang mắc kẹt này!

    Có thông tin cho rằng, chính Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng tin chuyện này là có thật. Ông cho mời một thầy địa lý rất cao tay nhằm hóa giải một phần “trận đồ” này. Và sau đó một trong 8 nóc nhà của hình bát giác đã được san bằng, phá vỡ tính hoàn hảo của “bát quái”, thuận theo ý Trời mở 1 cửa Sinh cho các linh hồn được bay đi. Trong khi đó, một số nhà khoa học thì cho rằng bên dưới của tòa nhà có thể là mỏ quặng khiến sét hay đánh trúng Khám Chí Hòa. Tất nhiên, chúng mới chỉ là giả thiết, chưa có kết luận chính thức.

    Trong khuôn viên trại còn có một nhà thờ (ngày nay được sử dụng làm Hội trường của trại), được người Pháp cho xây dựng để “rửa tội” cho những người -censor- mà họ xử tử. Bởi trong văn hóa tín ngưỡng của phương Tây, khi sống con người ta dù phạm rất nhiều tội lỗi, nhưng trước khi chết nếu người đó được rửa tội thì mọi tội lỗi sẽ được tha thứ và linh hồn người đó sẽ được lên thiên đàng. Xung quanh nhà thờ này cũng có nhiều điều huyền bí được kể lại bởi chính các cán bộ trong trại.

    Ngoài những yếu tố phong thủy, kinh dịch, đây còn là điểm xuất phát của nhiều những câu chuyện ma quỷ được rỉ tai nhau từ những tù nhân ra đến bên ngoài. 

    Có lẽ khi lắng nghe những câu chuyện này, một số người sẽ cho những chuyện âm khí, oán khí, chuyện sét đánh hay có người chết bất thường chỉ là những điều mê tín, là sự trùng hợp bị thổi phồng lên. Thậm chí còn nghĩ rằng, khoa học đã rất phát triển để có thể giải thích được những hiện tượng này.

    Nhưng nếu bạn đặt chân tới nơi đây, một mê cung không còn khái niệm phương hướng, không gian và thời gian, ngắm nhìn mô hình trận đồ bát giác hoàn hảo, chắc chắn bạn sẽ tự nhủ rằng còn quá nhiều bí ẩn chưa thể giải đáp ở khám Chí Hòa – trại giam “bất xuất” trong lịch sử.

    (Tổng hợp từ Internet)

     
    2979 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #570063   05/04/2021

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14967)
    Số điểm: 100030
    Cảm ơn: 3514
    Được cảm ơn 5367 lần
    SMod

    vankhanhnhu viết:
     
    3. Những ai đã từng trốn được khỏi đây?
     
    Cho đến nay, chỉ có 3 cuộc vượt ngục thành công xảy ra ở trại giam này.
     
    Lần đầu tiên do những người tù cách mạng tổ chức cướp trại, giải thoát hết tù chính trị nhân thời điểm lính Nhật đảo chính quân Pháp, tối 3/9/1945.
     
    ...
     
    Nhật đảo chính Pháp sau ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập được sao?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/04/2021)