Trách nhiệm pháp lý khi nhận tội thay người khác

Chủ đề   RSS   
  • #546329 18/05/2020

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 949 lần


    Trách nhiệm pháp lý khi nhận tội thay người khác

     

    Có rất nhiều lý do để một người nhận tội thay cho người khác, vì tình cảm, đạo đức hay hoàn cảnh cá nhân,... Tuy nhiên trước khi nhận tội thay bạn nên xem qua bài viết này.

    Bộ luật hình sự hiện hành quy định đối với hành vi nhận tội thay người khác là vi phạm pháp và có thể phạm một trong ba tội gồm: Tội che giấu tội phạm (Điều 389) hoặc tội không tố giác tội phạm (Điều 390) hay Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối (Điều 382, Bộ luật Hình sự hiện hành).

    Đối với từng tội danh, cấu thành tội phạm sẽ khác nhau. Cụ thể:

    - Tội che giấu tội phạm: người phạm tội là bất kỳ ai không hứa hẹn mà che giấu tội phạm thuộc các điều tại BLHS thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Trừ trường hợp người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định về tội che giấu tội phạm.

    - Tội không tố giác tội phạm: Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 (Tội không tố giác tội phạm) BLHS đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”.

    - Tội cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối:

    Tội này áp dụng đối với người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, người bào chữa trong việc kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 1 năm.

    Vì vậy, để xác định tội danh đối với trường hợp nhận tội thay người khác phải xác định:

    - Chủ thể nhận tội thay

    - Tội danh tương ứng với yếu tố cấu thành tội phạm

    - Mức độ của tội phạm

     
    2851 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #546959   25/05/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Nhận tội thay hay che giấu tội phạm chỉ làm cho việc điều tra trở nên khó khăn và phức tạp hơn và tội phạm bị bỏ lọt ngoài xã hội. Những tội phạm này có thể tiếp tục phạm tội. Như thế thì thực sự đe dọa đến anh ninh trật tự xã hội.

    Nhận tội thay là phạm pháp nhưng có những trường hợp không có tội nhưng buộc phải nhận tội. Đó là những trường hợp oan sai, bị ép cung, đánh đập đau đến mức phải kí vào biên bản nhận tội. 

     
    Báo quản trị |