Trách nhiệm nuôi con và trả nợ vay khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #156540 20/12/2011

    honghac77

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trách nhiệm nuôi con và trả nợ vay khi ly hôn

     Vợ chồng tôi có con nhỏ 32 tháng, Do tôi không hợp với gia đình nhà chồng nên mẹ chồng và anh chồng đã đuổi gia đình tôi ra khỏi nhà, tôi chấp nhận ra khỏi nhà vì tôi không cần tài sản nhà cửa, chồng tôi có đi ra thuê nhà ở cùng với hai mẹ con tôi được 8 tháng, bây giờ chồng tôi hiện đã bỏ nhà đi 6 tháng không hề liên hệ điện thoại hay trực tiếp gặp con. Anh ta đã làm đơn xin ly hôn và có xin xác nhận của xã nơi vợ chồng tôi đăng ký hộ khẩu. nhưng chưa nộp đơn lên tòa.

    Tôi xin hỏi:

     1. Trong trường hợp này chồng tôi không chăm sóc, và nuôi dưỡng thì có vi phạm pháp luật không ? tôi có thể thay con tôi khởi kiện chồng tôi vì việc không thực hiện quyền và nghĩa vụ với con không ?

    2. Tôi có thể trực tiếp đến tòa án nhân dân huyện nộp đơn xin ly hôn không ?

    3. Vì hai vợ chồng mới lấy nhau được 3 năm nên tài sản chung không có chỉ có công nợ do tôi đứng nên vay, nhưng bây giờ chồng tôi chối là không biết các khoản vay thì tôi phải làm thế nào ?

    Rất mong được tư vấn

     
    8760 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #157968   28/12/2011

    phamthanhtaimd
    phamthanhtaimd
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2008
    Tổng số bài viết (437)
    Số điểm: 2279
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    Chào bạn!

    1. Cha mẹ có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con. Điều này được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

    Tại Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; không được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

    Điều 24 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định như sau: “1. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

    2. Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

    3. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.

    4. Trong trường hợp ly hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thành niên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật. ”

    Như vậy trong trường hợp này, chồng bạn không chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con đồng nghĩa với việc chồng bạn đã vi phạm trách nhiệm cũng như nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

    Việc xử lý trong trường hợp này thì căn cứ vào quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 10 và Điều 26 Nghị định 110/2009/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, bạn có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban ND cấp xã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi của chồng bạn.

    2. Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì bạn hoàn toàn có quyền gửi đơn xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết xin ly hôn.

    3. Theo quy định tại khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

    Theo đó bạn phải chứng minh mặc dù công nợ do bạn đứng lên vay nhưng thực tế là công nợ chung của cả 2 vợ chồng.

    Trân trọng!

     

     

    Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài

    - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

    ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.

    ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477

    Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com

    Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com

     
    Báo quản trị |  
  • #158066   29/12/2011

    manh_lawyer
    manh_lawyer
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2011
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 877
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Chào bạn Luật sư đã tư vấn rất đầy đủ cho bạn rồi,Tôi chỉ xin bổ sung như sau:
    1. Về quyền nuôi dưỡng con, và nghĩa vụ cấp dưỡng:
               a) Về quyền nuôi dưỡng con:

    Điều 92-Luật HN&GĐ. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác
            Như vậy nếu ko có thỏa thuận khác thì bạn sẽ là người được quyền nuôi con do con của vợ chồng bạn mới 32 tháng tuổi.
                b) Nghĩa vụ cấp dưỡng

    Điều 56 - Luật HN&GĐ. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn

    Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    Mức cấp dưỡng cho con do cha, mẹ thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Điều 53 - Luật HN&GĐ. Mức cấp dưỡng

    1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Điều 54 - Luật HN&GĐ. Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

    Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

    Các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    3. Về tài sản là khoản nợ do cá nhân bạn vay

    Điều 25 -Luật HN&GĐ. Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện

    Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
          Do vậy bạn cần chứng minh việc vay tài sản trong thời kỳ hôn nhân là để đáp ứng các nhu cầu chung của gia đình.
    Có vấn đề gì chưa rõ bạn đặt câu hỏi để mọi người tư vấn thêm. Thân mến


    Tư vấn pháp luật miễn phí

    Mr: Mạnh

    Tell: 0986.739.919

    Ym: manhlawyer07@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn manh_lawyer vì bài viết hữu ích
    trangyen_lawyer1982 (29/12/2011) nguyentieula (30/12/2011)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS-Th.S luật học Phạm Thành Tài - Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.

ĐC: 18, Lô3, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN - Web: http://luatphamdanh.net

ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477 - Email: pttailawyer@yahoo.com/lsphamtai@luatphamdanh.net