Trách nhiệm khi đại diện pháp luật ủy quyền cho người khác khi đi nước ngoài

Chủ đề   RSS   
  • #586680 29/06/2022

    Trách nhiệm khi đại diện pháp luật ủy quyền cho người khác khi đi nước ngoài

    Người đại diện Công ty TNHH MTV phải ra nước ngoài công tác và ủy quyền cho một người khác ký các hồ sơ, giấy tờ của công ty. Nếu có những rủi ro sảy ra khi ủy quyền cho người khác ký các giấy tờ thì việc chịu trách nhiệm sẽ giải quyết như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 thì:

    "Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

    1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    ...

    3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền."

    >> Tức là nếu người đại diện theo pháp luật của Công ty sắp tới có việc phải ra nước ngoài thì về nguyên tắc người này phải ủy quyền lại cho một người khác tại Việt Nam làm công việc đại diện theo ủy quyền, người đại diện theo ủy quyền này được làm những công việc gì là tùy thuộc vào nội dung ủy quyền. Văn bản ủy quyền này chỉ mang tính chất nội bộ doanh nghiệp tự ban hành, không bắt buộc phải thực hiện công chứng, chứng thực.

    Người được ủy quyền nếu trong phạm vi ủy quyền cho phép họ được ký các hồ sơ về nhân sự, thuế, bảo hiểm,...thì họ vẫn được quyền ký. Tuy nhiên người đại diện theo pháp luật của Công ty vẫn phải chịu trách nhiệm về những giấy tờ mà người được ủy quyền ký.

    Còn nếu có những rủi ro xảy ra có bắt buộc phải có sự có mặt của người đại diện theo pháp luật hay không thì còn phải tùy thuộc vào tình huống thực tế là như thế nào vì trên thực tế có những công việc bắt buộc phải có người đại diện thì mới có thể giải quyết được vì người đại diện theo ủy quyền không thể biết được chính xác vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, mặc dù là như vậy nhưng về cơ bản thì người đại diện theo ủy quyền có thể đứng ra đại diện giải quyết phần lớn công việc phát sinh.

     
    624 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daisy1009 vì bài viết hữu ích
    admin (31/03/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586956   30/06/2022

    Trách nhiệm khi đại diện pháp luật ủy quyền cho người khác khi đi nước ngoài

    Pháp luật doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #587094   30/06/2022

    Cảm ơn thông tin chia sẻ từ bạn. Người đại diện theo pháp luật luôn nắm giữ vị trí quan trọng hàng đầu, đưa ra phương hướng, quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy quy định luôn yêu cầu doanh nghiệp luôn phải có một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam hoặc trường hợp người này phải xuất cảnh thì cần ủy quyền cho một người khác nhằm giúp cho các hoạt động phát sinh giữa doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và những đơn vị liên quan khác.

     
    Báo quản trị |