Trách nhiệm của thành viên công ty TNHH đối với các khoản nợ

Chủ đề   RSS   
  • #63781 13/10/2010

    haiha_hls

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 4 lần


    Trách nhiệm của thành viên công ty TNHH đối với các khoản nợ

    Tình huống: tháng 6/2007, A cùng hai người bạn của mình là B và C hùn vốn thành lập công ty TNHH ABC. A góp vốn bằng một chiếc ô tô được các thành viên nhất trí định giá theo giá thị trường tại thời điểm góp vốn là 1 tỷ đồng, chiếm 50% vốn điều lệ. B và C mỗi người cam kết góp 500 triệu đồng bằng tiền mặt, chiếm 25 % vốn điều lệ.

    Sau khi được cấp GCN ĐKKD, A, B đã thực hiện việc góp vốn cho công ty theo đúng qui định của pháp luật, C mới góp trước 280 triệu.

    Sau ba năm hoạt động, công ty làm ăn thua lỗ và tạo ra khoản nợ lên đến 3,5 tỷ đồng. Mặt khác chiếc xe ô tô A góp vốn chỉ còn trị giá 500 triệu. Các chủ nợ yêu cầu các thành viên công ty phải bỏ thêm tài sản để trả hết nợ?


    Câu hỏi: bản chất pháp lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên, các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm  vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp ( điểm b, khoản 1 Điều 38 luật doanh nghiệp 2005). vì vậy, các chủ nợ không thể có quyền yêu cầu như trên.


    Xét theo qui định của Luật phá sản, chủ nợ có thể nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản.

    Xin hỏi luật sư, còn cách giải quyết nào tốt hơn không ạ?

    Nguyễn Thị Hải Hà ; SĐT: 0984 832 988; Email: haihahls@gmail.com

     
    18149 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #64300   17/10/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    chào bạn,
    Về mặt pháp lý, C góp chưa đủ số vốn đã cam kết nên phải góp bù cho đủ số vốn đã cam kết và dùng toàn bộ tài sản còn lại của công ty để thanh toán nợ.
    Các chủ nợ có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
    Tuy nhiên, nếu các chủ sở hữu vẫn muốn công ty tồn tại và hoạt động, chủ sở hữu phải thực hiện các biện pháp để điều đình với các chủ nợ, bằng uy tín và niềm tin của mình để gia hạn lại thời hạn trả nợ cho các chủ nợ. Mặt khác, các chủ sở hữu cũng cần phải thực hiện biện pháp để cơ cấu lại nguồn vốn trong công ty, chẳng hạn các chủ sở hữu có thể góp thêm mỗi người một số vốn nữa để tiếp tục hoạt động kinh doanh nhằm khôi phục hoạt động kinh doanh của công ty. Xét về khía cạnh lợi ích, các chủ nợ có thể gia hạn nợ cho doanh nghiệp mắc nợ, vì điều này có thể tạo ra khả năng chủ nợ được trả toàn bộ số nợ mà doanh nghiệp đã nợ.
    Câu hỏi này thiên về lĩnh vực quản trị doanh nghiệp hơn là luật pháp.

    CV

     
    Báo quản trị |