Em rể tôi là lao động tự do cho một chủ thầu xây dựng cũng là người cùng quê. Giữa em tôi và chủ thầu không ký hợp đồng lao động bằng văn bản mà chỉ có thỏa thuận bằng miệng về chế độ lao động,tiền công. Bản thân chủ thầu cũng chỉ là một người lao động tự do, có nhiều kinh nghiệm rồi đứng ra nhận thầu các công trình và mượn người làm thuê, trả công thôi.
Vừa rồi, trong khi đang làm việc, em tôi bị ngã giàn ráo phải cấp cứu trong bệnh viện. Toàn bộ chi phí điều trị đều do gia đình tôi chi trả( khoảng 500 triệu đồng). Hiện em tôi đang phải ngồi xe lăn vì hai chân đã bị gẫy nát hoàn toàn. Người chủ thầu lúc đầu có hứa sẽ chịu 50% chi phí. Nhưng giờ, anh ta mang đến 40tr đồng và nói rằng giúp như thế là tử tế lắm rồi. Còn về lý mà nói, anh ta không có trách nhiệm gì cả.
Xin hỏi các anh chị luật sư, trường hợp tai nạn của em tôi, người sử dụng lao động như trên có phải chịu trách nhiệm gì không? Em tôi phải làm gì để được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình?
Em rể tôi là lao động tự do cho một chủ thầu xây dựng cũng là người cùng quê. Giữa em tôi và chủ thầu không ký hợp đồng lao động bằng văn bản mà chỉ có thỏa thuận bằng miệng về chế độ lao động,tiền công. Bản thân chủ thầu cũng chỉ là một người lao động tự do, có nhiều kinh nghiệm rồi đứng ra nhận thầu các công trình và mượn người làm thuê, trả công thôi.
Vừa rồi, trong khi đang làm việc, em tôi bị ngã giàn ráo phải cấp cứu trong bệnh viện. Toàn bộ chi phí điều trị đều do gia đình tôi chi trả( khoảng 500 triệu đồng). Hiện em tôi đang phải ngồi xe lăn vì hai chân đã bị gẫy nát hoàn toàn. Người chủ thầu lúc đầu có hứa sẽ chịu 50% chi phí. Nhưng giờ, anh ta mang đến 40tr đồng và nói rằng giúp như thế là tử tế lắm rồi. Còn về lý mà nói, anh ta không có trách nhiệm gì cả.
Xin hỏi các anh chị luật sư, trường hợp tai nạn của em tôi, người sử dụng lao động như trên có phải chịu trách nhiệm gì không? Em tôi phải làm gì để được hưởng quyền và lợi ích chính đáng của mình?