Trách nhiệm của công ty khi NLĐ bị tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #472134 25/10/2017

    Trách nhiệm của công ty khi NLĐ bị tai nạn lao động

    Kính chào luật sư,

    Tôi muốn hỏi luật sư vấn đề liên quan đến ngừơi thân của tôi bị tai nạn lao động. Người thân của tôi ký HĐLĐ 12 tháng vào tháng 9/2016 thì đến tháng 10/2016 bị tai nạn lao động ảnh hưởng đến mắt, phải nghỉ để trị đến bây giờ vẫn chưa bình thường trở lại. Trong biên bản điều tra của công ty gửi thì lỗi là của người thân của tôi, từ khi phải nghỉ để trị thương đến giờ, công ty có hỗ trợ tiền viện phí, hàng tháng có trả lương đủ, có đóng bảo hiểm. Mới đây, bên phía công ty có đến thương lượng chấm dứt hợp đồng lao động vì người thân của tôi đã nghỉ gần 1 năm. Tôi muốn hỏi công ty làm vậy có đúng không? Khi chấm dứt hợp đồng lao động như vậy, người thân tôi có được hưởng khoảng phí nào từ công ty không? Mắt người thân của tôi chưa được ổn nên chưa giám định, chưa được hưởng chế độ tai nạn lao động của bảo hiểm, bây giờ chấm dứt HĐ thì đến khi có giám định thương tật làm sao chúng tôi làm thủ tục để hưởng.

    Cảm ơn luật sư.

     
    2966 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #472294   26/10/2017

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Chào bạn,

    Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời chia buồn, chia sẻ hoàn cảnh với gia đình bạn. 

    1./ Các chế độ TNLĐ

    Điều 144 BLLĐ 2012 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: “

    1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
     

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.

    Ngoài ra,

    Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định còn được đảm bảo các quyền lợi sau:

    “1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
     

    2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
    Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
     

    3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:
    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.
     

    4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.

    2./ Về chấm dứt HĐLĐ

    Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    ..........

    => HĐLĐ mặc nhiên hết hạn theo khoản 1 điều 36.

    3./ Về chế độ TCTV

    Tại khoản 1  Điều 48 BLLĐ năm 2012 quy định “Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương”.

    Và các chế độ khác theo quy định của công ty (nếu có).

    Cập nhật bởi AuQuangPhuc ngày 26/10/2017 09:48:28 SA

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Âu Quang Phục

Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...