Trách nhiệm của công ty khi không đóng BHYT cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #563939 30/11/2020

    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Trách nhiệm của công ty khi không đóng BHYT cho người lao động

    Vấn đề đặt ra: Khi công ty A nợ tiền BHXH và thẻ BHYT của NLĐ bị khóa; hàng tháng công ty vẫn khấu trừ tiền lương của NLĐ. Như vậy công ty A vi phạm quy định gì?

    Và các quyền lợi của NLĐ như tôi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi không thể dùng thẻ BHYT để khám chữa bệnh?

    Theo mình, Việc công ty A khấu từ tiền lương của người lao động nhưng không đóng BHXH là vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    "Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội."

    Đối với trường hợp công ty không đóng BHYT Khoản 1 Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về phương thức đóng bảo hiểm y tế như sau:

    "Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế."

    Như vậy trường hợp này thẻ BHYT của người lao động có thể bị khóa và không thể sử dụng được. 

    Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý theo Khoản 28 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:

    "a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;

    b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”

    Theo quy định trên, trường hợp thẻ BHYT của NLĐ  không sử dụng được do lỗi của công ty thì họ phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả.

     
    2719 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #563996   30/11/2020

    LEGAL-A25
    LEGAL-A25
    Top 200
    Lớp 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/04/2017
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 2912
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 100 lần


    Trách nhiệm đong bảo hiểm y tế là trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động khi người lao động thuộc đối tượng tham gia BHYT. Hằng tháng người sử dụng lao động trích một phần tiền lương của người lao động để đóng bảo hiểm cho phần của họ, nhưng lại không đóng thì  phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT mà người lao động đã chi trả.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #564453   04/12/2020

    shousedesign
    shousedesign

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2020
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    thực tế mà nói mình công nhận có khá nhiều công ty đã lách luật bằng hình thức ký hợp đồng thời vụ cho nhân viên để né khoản bảo hiểm. và cũng có không ít người lao động đồng ý rằng không đóng bảo hiểm. đó là vấn đề không dễ thay đổi. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shousedesign vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (04/12/2020)