Trách nhiệm của Công ty cổ phần sau khi thoái vốn

Chủ đề   RSS   
  • #489676 16/04/2018

    Trách nhiệm của Công ty cổ phần sau khi thoái vốn

    Xin giúp tôi nội dung: Trách nhiệm của Công ty cổ phần sau khi thoái vốn (bán trên sàn diao dịch) về nghĩa vụ với người lao động, các khoản thuế, phí, nợ ngân sách NN, các khaonr vay tín dụng. Trân trọng cảm ơn./.

     
    4900 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoattr@gmail.com vì bài viết hữu ích
    truong_nhu (17/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #489801   17/04/2018

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Chào anh,

    Về vấn đề này, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, anh có thể giải quyết như sau:

    Thứ nhất, về trách nhiệm đối với người lao động

    * Nếu việc thoái vốn không gây ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, các quyền và nghĩa vụ của người lao động được bảo đảm theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động đã ký kết.

    * Nếu việc thoái vốn làm cho Công ty rơi vào tình trạng không thể duy trì hoạt động được nữa thì doanh nghiệp sẽ làm thủ tục phá sản. Khi đó, doanh nghiệp phải giải quyết quyền lợi của người lao động như sau:

    1. Ưu tiên thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết theo thứ tự quy định tại Điều 54, Luật phá sản năm 2014.

    Theo Khoản 2, khoản 3, Điều 47, Luật lao động 2012:

    2. Thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. Hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

    Thứ hai, về nghĩa vụ tài chính

    * Nếu việc thoái vốn được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng, và công ty vẫn tiếp tục hoạt động, thì trách nhiệm giải quyết các nghĩa vụ về tài chính sẽ được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch.

    * Nếu việc thoái vốn làm cho Công ty rơi vào tình trạng không thể duy trì hoạt động được nữa thì doanh nghiệp sẽ làm thủ tục phá sản, bao gồm:

    - Gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.

    - Thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

    Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

    + Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

    + Nợ thuế.

    + Các khoản nợ khác.

    + Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho các cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần.

    Anh có thể tham khảo thủ tục giải thể công ty cổ phần TẠI ĐÂY.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #489823   17/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Hình như bạn truong_nhu đã suy diễn quá mức về "thoái vốn" rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #490533   28/04/2018

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Chào anh,

    Do câu trả lời trước chưa đủ rõ ràng, cũng như có một chút nhầm lẫn trong việc xác định tình huống, tôi xin nêu lại hướng giải quyết trong trường hợp này như sau:

    Tạm gọi công ty anh là A, công ty được công ty anh góp vốn vào là B

    Ở đây, A muốn thoái vốn thông qua hình thức chuyển nhượng phần vốn góp của mình trên sàn giao dịch. Như vậy, sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, A sẽ không còn quyền và nghĩa vụ liên quan đến công ty nữa và người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc cổ đông hoặc thành viên của công ty được góp vốn thay thế cho A.

    Trong trường hợp này, A không có trách nhiệm đối với người lao động vì sau khi hoàn tất chuyển nhượng, B vẫn tiếp tục hoạt động, quyền và nghĩa vụ của người lao động vẫn được đảm bảo theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động đã ký kết trước đó hoặc theo thỏa thuận với B sau khi A thoái vốn.

    Tuy nhiên, đối với các khoản thuế, phí, nợ ngân hàng, nợ ngân sách nhà nước,... trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người nhận chuyển nhượng vốn, về nguyên tắc thì A phải đảm bảo:

    - Trước khi chuyển nhượng: trả hết nợ cho B (do A làm thất thoát, gây thiệt hại cho B)

    - Sau khi chuyển nhượng: A phải đóng thuế TNDN đối với khoản thu nhập có được từ chuyển nhượng vốn (tham khảo tại đây).

    Còn đối với các khoản thuế, phí, nợ ngân hàng, nợ ngân sách nhà nước,... của B, vì B có tư cách pháp nhân, và sau khi A thoái vốn B vẫn tiếp tục hoạt động, nên B sẽ chịu trách nhiệm chi trả các khoản này mà không liên quan gì đến A.

     
    Báo quản trị |