Chào bạn!
Sự việc của bạn tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ theo khoản 2, điều 92 luật hôn nhân gia đình thì: “sau khi ly hôn vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu không có thỏa thuận khác” và tại khoản 1, điều 92 luật hôn nhân gia đình quy định “ người nào không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”
Như vậy, sau khi ly hôn chị là người trực tiếp nuôi con và chồng chị phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Theo sự hiểu biết của tôi thì hiện nay “mức cấp dưỡng tiền nuôi con” chưa có thông tư, nghị định hay bộ luật nào quy định về điều này và thông thường thì tòa án sẽ dựa vào các yếu tố sau để yêu cầu người cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình:
- Thu nhập thực tế hàng tháng của người cấp dưỡng
- Đời sống thực tế của khu dân cư mà đứa trẻ đang sinh sống
Sau khi tòa ra quyết định ly hôn trong đó có yêu cầu chồng chị phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà chồng chị không thực hiện thì chị có thể làm đơn yêu cầu thi hành án và nộp tại chi cục thi hành án.
Trân trọng.
Luật sư Đinh Thị Quỳnh Như - 0909999445
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV AN LUẬT
Địa chỉ: 299/2 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Phú Nhuận
www.anluat.vn
Email: info@anluat.vn