Trả lại vốn góp cho thành viên góp vốn

Chủ đề   RSS   
  • #500200 21/08/2018

    Trả lại vốn góp cho thành viên góp vốn

    Chào mọi người ạ,

    Mọi người góp ý giúp em trường hợp này với ạ.

    Công ty A góp vốn vào Công ty TNHH 2 thành viên B. A đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn.

    Công ty B có được trả lại vốn góp cho A hay không? (B chưa sử dụng tới nguồn vốn này nên chuyển cho A dùng trong 1 thời gian). Việc trả vốn này khác với việc A rút vốn hay B hoàn trả lại 1 phần vốn góp theo K3 Điều 68 LDN.

     
    7204 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #500209   21/08/2018

    Em không hiểu câu hỏi này của bác =)))

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn CAgroup vì bài viết hữu ích
    Thuhong91 (22/08/2018)
  • #500235   22/08/2018

    công ty A góp vốn vào công ty B. Tuy nhiên B chưa có nhu cầu sử dụng nguồn vốn đó nên sẽ chuyển lại cho A sử dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #500236   22/08/2018

    Bác đang nhầm lẫn giữa vốn góp và tài sản của công ty rồi nhé, xem lại phần này trong Luật nhé.

    - Công ty (B) có thể mua lại cổ phần, nhưng bị hạn chế nhiều hoặc khi cổ đông không đồng ý với quyết định chung của công ty. Nói chung là vấn đề này bị hạn chế, vì hệ quả của nó là làm giảm vốn và gây ra vốn ảo của công ty trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến các chủ nợ và người lao động của công ty.

    - Việc bán lại cổ phần làm mất tư cách cổ đông của B trong công ty A.

    Hiện tại thì em thấy trường hợp của bác xử lý bằng hợp đồng vay thì đơn giản mà dễ thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #500243   22/08/2018

    Nếu mà giải quyết bằng hợp đồng vay hay ủy thác đầu tư kiểu kiểu vậy thì nó sẽ liên quan đến lãi suất hoặc phân chia lợi nhuận.

    Mà bên này chỉ muốn lấy tiền để sử dụng mà không phải mất tiền lãi suất hay chia lợi nhuận. 

     Đường rộng và dài anh không bước đi......

    Anh đứng lại để chạy vào ngõ ngách....

    :|:|:|:|:|:|

     
    Báo quản trị |  
  • #500247   22/08/2018

    Bác làm kế toán phải không? Em thấy cách nghĩ của bác có vẻ hơi giống dân kế toán thì phải.

    Luật chả cấm việc cho vay không lãi suất. Với lại bác sợ giải trình với thuế, thì mách bác cách khác là để B góp thêm vốn vào A. Tuy nhiên cách này cẩn thận quy định về công ty mẹ - con, tạo sự ràng buộc pháp lý 2 bên có thể sẽ không thích, và có thể bên thuế sẽ chú ý vì có vốn ảo xảy ra =))

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500250   22/08/2018

    À không, mình không phải dân kế toán. Mình chỉ muốn không vướng víu cái gì thôi.

    Cách góp để B góp vốn vào A thì không được rồi. 

    Về cơ bản là HĐTV của B có thẩm quyền để phê duyệt quyết định chuyển tiền cho A. Bài toán là chuyển tiền theo hình thức nào và hợp thức hóa thế nào thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #500253   22/08/2018

    Vay không lãi suất, hợp tác kinh doanh, bảo lãnh không phí, thuê dịch vụ ... blah blah =)). Chuyển tiền từ tài khoản công ty đi thì đơn giản nhất là thông qua hợp đồng. Cái bác cần là lý do đủ hợp lý để thuế không xoay được =))

    Câu chuyện làm giảm vốn phức tạp lắm, mà số lượng giảm vốn có hạn, lại phải chứng minh công ty đủ năng lực tài chính cho các nghĩa vụ nợ ... => chi phí thực hiện cái này cũng không ít.

     
    Báo quản trị |  
  • #500316   23/08/2018

    Trả lại tạm thời vốn góp mà k làm giảm vốn cơ kìa. Công ty A không có nhu cầu rút vốn khỏi Công ty B mà.

    Mấy cái sau mình chưa tìm hiểu, nhưng vay không lãi suất là không ổn rồi. Bên thuế nó sẽ ấn định thuế vì nó tính vào trường hợp mua bán, trao đổi hạch toán giá trị hàng hóa không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường.

    Và vẫn lại là 1 bài toán về lý thuyết: không tính các phương pháp để hợp lý hóa khoản tiền chuyển lại cho A; chỉ tính tới B có biên bản và nghị quyết HĐTV về việc hoàn tạm lại vốn góp cho A thôi và cứ thế chuyển tiền lại.

    Trong trường hợp đó, có căn cứ ràng buộc nào để A phải chuyển lại tiền cho B không?

     
    Báo quản trị |  
  • #500343   23/08/2018

    Bác không hiểu rồi, bác xem lại ngay phần cổ phần và vốn của công ty. Cổ phần thì hoàn lại cái gì được? không có chuyện đấy!

    Cái thứ 2 nữa thuế nó là thủ tục kê khai, việc bác giải trình là vấn đề của công ty. Ông thuế phải có nghĩa vụ chứng minh là giao dịch là giả tạo mới không công nhận hợp đồng được. Người ta vẫn có thể cho vay không lãi suất: ví dụ cha cho con vay tiền thì lãi cái gì? Chưa kể 1 số trường hợp cho vay để đổi lấy giá trị khác tương ứng (dịch vụ, marketing, thương hiệu ...) Vấn đề của thuế là thủ tục, không thể vì cái thủ tục mà hạn chế quyền của các bên được.

    Vì thế em mới nói bác tư duy như 1 kế toán - chỉ lo chăm chăm làm đúng thủ tục mà hạn chế quyền dân sự của các bên !

     
    Báo quản trị |  
  • #500998   30/08/2018

    lythuyettinhbenvung
    lythuyettinhbenvung
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (315)
    Số điểm: 3466
    Cảm ơn: 44
    Được cảm ơn 133 lần


    Cty tôi hay có vụ thành viên hội đồng quản trị tạm ứng tiền đi làm việc công ty (làm hợp thức hóa thôi) nhưng thời gian ngắn thôi. Thuế vào thì cung phải cho tiền thì họ mới bỏ qua. Làm cách này thì đơn giản hơn

    Muốn làm anh hùng rạng núi sông

    Mộng tưởng đến nay vẫn không thành

    Thôi đành trở thành người khác biệt

    Một mình duy nhất một mình ta

     
    Báo quản trị |  
  • #501107   31/08/2018

    Trường hợp của bác là người quản lý công ty sử dụng tiền của công ty làm việc công ty. Trường hợp của em là việc góp vốn vào công ty rồi công ty lại chuyển lại tiền.

    Hai tình huống khác nhau bác ạ

     
    Báo quản trị |