Trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng trong trường hợp nào?

Chủ đề   RSS   
  • #606157 16/10/2023

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 4965
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng trong trường hợp nào?

    Khi một bên quyết định đặt cọc, họ thường giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm sự nghiêm túc trong việc thực hiện hợp đồng. Điều này không chỉ thể hiện sự tin tưởng giữa các bên mà còn thể hiện trách nhiệm và cam kết của họ đối với hợp đồng.

    Vậy sẽ trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng trong trường hợp nào?

    Quy định pháp luật về đặt cọc

    Đặt cọc là một hành động phổ biến trong nhiều giao dịch hợp đồng, được thực hiện để đảm bảo tính minh bạch và thực hiện đúng cam kết giữa các bên. Khi bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc các tài sản có giá trị khác, điều này tạo nên sự tin tưởng và trách nhiệm trong giao kết hợp đồng.

    Một ví dụ phổ biến về việc sử dụng đặt cọc là trong việc thuê nhà trọ, giống như trường hợp của A và B. A, người muốn thuê nhà của B, quyết định đặt cọc cho B một khoản tiền nhất định như một biểu hiện của sự nghiêm túc trong việc thuê nhà. Việc này không chỉ giúp đảm bảo rằng A sẽ tuân thủ các điều khoản của hợp đồng thuê nhà mà còn bảo vệ quyền lợi của B như việc duy trì tình trạng nhà cửa và thu thập tiền thuê đúng hẹn.

    Thời hạn của đặt cọc thường được quy định rõ ràng trong hợp đồng và có thể được sử dụng để đảm bảo rằng cả hai bên tuân thủ cam kết. Sau khi hợp đồng được thực hiện thành công, tài sản đặt cọc sẽ được trả lại hoặc trừ đi các khoản phí, nếu có. Tuy nhiên, nếu một trong hai bên không tuân thủ hợp đồng, tài sản đặt cọc có thể được sử dụng để bồi thường cho bên bị thiệt hại.

    Như vậy, việc đặt cọc không chỉ đơn giản là một giao dịch tài chính mà còn là một công cụ quan trọng để bảo đảm tính minh bạch và thực hiện hợp đồng một cách đáng tin cậy trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống và kinh doanh.

    Trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng trong trường hợp nào?

    Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

    Trong trường hợp mà hợp đồng không thể thực hiện được như đối tượng của hợp đồng không còn hoặc chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân đã chết hoặc pháp nhân đã chấm dứt hoạt động hoặc hợp đồng vô hiệu do đối tượng của hợp đồng không hợp pháp… thì lúc đó các bên sẽ trao trả lại cho nhau những gì đã trao, bao gồm cả tiền cọc và chấm dứt hợp đồng.

    Trong trường hợp mà bên nhận đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì có thể thỏa thuận với bên đặt cọc về việc hoàn trả tiền đặt cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên nhận đặt cọc khi hoàn trả tiền cọc sẽ có thể bị phạt tiền đặt cọc.

    Trong trường hợp mà bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì có thể thỏa thuận với bên nhận đặt cọc về việc hoàn trả tiền cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bên đặt cọc thường sẽ mất cọc, trừ trường hợp thỏa thuận được với bên nhận đặt cọc về việc hoàn trả lại tiền cọc.

    Những trường hợp bị mất cọc, trả lại cọc

    Trong ngành bất động sản, việc đặt cọc là một phần không thể thiếu trong quá trình mua bán và giao dịch nhà đất. Khi một người mua nhà quyết định đặt cọc cho người bán, họ thường thực hiện điều này thông qua việc chuyển một khoản tiền cố định vào tài khoản của người bán hoặc cung cấp một chứng chỉ đặt cọc.

    – Nếu bên đặt cọc từ chối từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc (bên đặt cọc bị mất cọc).

    – Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (bên nhận đặt cọc phải trả lại cọc và bị phạt cọc).

    – Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

    Lưu ý: Nếu hai bên có thỏa thuận khác thì làm theo thỏa thuận của hai bên.

     
    2697 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #611074   29/04/2024

    bosuavn
    bosuavn

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:29/04/2024
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng trong trường hợp nào?

    Xin hỏi.

    Công ty tôi có hợp đồng đặt cọc với hộ nông dân trồng mía, và đặt cọc cho họ cả tiền và vật tư nông nghiệp.

    Vậy khi chúng tôi xuất hàng hóa vật tư nông nghiệp cho hộ nông dân trồng mía thì chúng tôi có được ghi nhận là một khoản doanh thu, và ghi nhận 1 khoản đặt cọc cho hộ nông dân.

    Trân trọng,

     
    Báo quản trị |  
  • #611323   09/05/2024

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1986)
    Số điểm: 14259
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015:
     
    "Điều 328. Đặt cọc
     
    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
     
    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
     
    Theo quy định nêu trên thì hiểu đặt cọc là bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp của anh nêu thì anh đã đặt cọc tiền và vật tư tư nông nghiệp để đảm bảo thực hiện hợp đồng.
     
    Tại Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành thì việc ghi nhận doanh thu như sau:
     
    "Điều 78. Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu
     
    1. Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
    ...
    5. Thời điểm, căn cứ để ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau tùy vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo luật định; Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng."
     
    Căn cứ theo quy định nêu trên thì thời điểm ghi nhận doanh thu theo Thông tư 200 là thời điểm phát sinh giao dịch, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận và không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. 
     
    Tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ:
     
    "Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
     
    1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
     
    ...
     
    Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
     
    1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền."
     
    Ở đây, chỉ mới là đặt cọc, không thực hiện xuất hóa đơn và đây chưa phải là hoạt động bán hàng hóa nên chưa thể ghi nhận doanh thu đối với phần vật tư này, khi nào chuyển phần đặt cọc này sang phần thanh toán và xuất hóa đơn đối với việc bán hàng hóa này thì mới ghi nhận doanh thu.
     
    Báo quản trị |