Tra cứu logo là một vấn đề chuyên sâu của các xét nghiệm viên thuộc bộ phận nhãn hiệu trực thuộc Cục sở hữu trí tuệ. Trước năm 2009, Cục sở hữu trí tuệ có cung ứng dịch vụ tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng do nhu cầu của người dân quá lớn nên Cục SHTT tạm ngừng thực hiện thụ tục này trên thực tiễn. Tuy nhiên, để tra cứu logo đã đăng ký thì trước đây cá nhân, tổ chức có thể thực hiện như sau:
1. Tra cứu cơ bản
Tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị từ chối đều được công bố tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ.
Cụ cụ thể như: công ty X, FPT, Vinaconex ... để tra cứu. Công cụ này tỏ ra khá hữu ích trong việc tra cứu các ý tưởng xem có thể trùng lặp được hay không. Với những người có kinh nghiệm, có kiến thức về sở hữu trí tuệ thì công cụ này có thể đưa đến khoảng 60% độ chính xác cần thiết. Còn đối với các doanh nhiệp đây là một công cụ để có thể kiểm tra ý tưởng của mình có trùng lặp không ? hoặc để theo dõi tiến độ bảo hộ nhãn hiệu của mình tại Cục sở hữu trí tuệ.
2. Tra cứu gói nâng cao
Đối với những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn cao, khó phân biệt thì công cụ trên gần như trở nên vô nghĩa. Khi đó, các doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Mẫu nhãn hiệu sẽ được gửi cho các Công ty Luật hoặc các đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ để họ có thể tra cứu. Thông thường các đơn vị này thường thiết lập một kênh tra cứu riêng với cục sở hữu trí tuệ, Khả năng đảm bảo độ chính xác có thể lên đến 95%. 5 % còn lại là các yếu tố rủi ro, tranh chấp bởi những quan điểm hoặc góc nhìn trái chiều về việc đăng ký nhãn hiệu.
Đăng ký logo giúp bạn có toàn quyền sở hữu đối với logo của công ty mình. Do đó doanh nghiệp nên chủ động đăng ký bản quyền logo càng sớm càng tốt để tránh bị người khác ăn cắp bản quyền. Tuy nhiên để tránh tình trạng trùng lặp các doanh nghiệp nên tra cứu trước khi đăng ký.