Trích đóng kinh phí và đóng đoàn phí công đoàn của người quản lý doanh nghiệp có tham gia BHXH

Chủ đề   RSS   
  • #618239 10/01/2025

    nguyenduy303
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3169
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 67 lần


    Trích đóng kinh phí và đóng đoàn phí công đoàn của người quản lý doanh nghiệp có tham gia BHXH

    Cho tôi hỏi công ty Cổ phần có giám đốc và các thành viên hội đồng quản trị đồng sáng lập công ty có tham gia BHXH thì có phải đóng tiền kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn không? Nhờ mọi người hỗ trợ vấn đề này. Tôi xin cảm ơn!

     
    141 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenduy303 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/01/2025)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #618240   10/01/2025

    luatsuhasblaw
    luatsuhasblaw

    Luật sư địa phương

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:30/10/2024
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 90
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 13 lần
    Lawyer

    Trích đóng kinh phí và đóng đoàn phí công đoàn của người quản lý doanh nghiệp có tham gia BHXH

    Chào bạn, 

    Tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nêu:

    "Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;"

    Theo đó, người quản lý doanh nghiệp như bạn nêu có hưởng tiền lương thì vẫn xem là người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đối chiếu với Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn có nêu:

    "Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

    Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

    4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

    ...

    Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn

    Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."

    Theo đó, trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn thuộc về công ty chứ không phải trách nhiệm của người lao động và mức đóng được tính theo 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Do đó, tiền lương tham gia BHXH của người quản lý doanh nghiệp mà mình nêu theo quan điểm vẫn được tính đóng kinh phí công đoàn.

    Về đoàn phí công đoàn thì theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành có quy định:

    "Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí

    3. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước"

    Theo đó, đoàn viên tham gia công đoàn có trách nhiệm đóng đoàn phí công đoàn hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở.

    Theo Mục 3 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam như sau:

    "3. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam

    3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam

    ...

    b. Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty;"

    Theo đó, các chức danh bạn nêu thuộc diện quản lý doanh nghiệp, không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam nên không thuộc đối tượng đoàn viên phải đóng đoàn phí công đoàn.

    Thông tin trao đổi cùng bạn!  

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuhasblaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/01/2025)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: