Chào các bạn, tốt nghiệp Chuyên ngành Luật Kinh doanh, hiện tại đang theo học khóa đào tạo nghiệp vụ Luật sư tại HTVP và đang công tác tại 1 tổ chức kinh tế - xã hội.
Lí do mình viết bài này là mình thấy có nhiều bạn sv luật mới ra trường còn đang phân vân về các lựa chọn:
- Học khóa đào tạo Luật sư/ Công chứng/ Khóa đào tạo 3 chung/1 Khóa học về pháp chế…
- Làm trái ngành (HCNS/ NVKD/ ..)
- Làm đúng ngành (Thực tập/ học việc tại VP luật/ Công ty tư vấn luật mà k học thêm khóa học nào)
- Thi công chức/ viên chức
Bài viết này dựa trên quá trình sau khi mình ra trường (có tham khảo thêm một số ý kiến và dựa trên thực tế công việc mà các anh/chị cùng lớp Luật sư của mình chia sẻ) sẽ giúp các bạn đánh giá được tọa độ của mình và lựa chọn cho mình hướng đi cho phù hợp.
I/ Học luật xong có nhất thiết là phải làm luật không?
- Mình nhớ câu nói của một chị tốt nghiệp cử nhân luật và có đi học thạc sĩ ở nước ngoài sau chị ấy quay về nước và làm mảng quản lý nhà hàng 1 thời gian cuối cùng chị ấy lại chọn quay lại học khóa Luật sư. C ấy nói “Học luật là 1 nghề danh giá, đừng để lãng phí bằng cử nhân luật của mình mà đi bán hàng online hay làm 1 cv khác chỉ để nuôi sống bản thân mình”
- Một câu nói khác của 1 chú từng là Phó Giám đốc của 1 chi nhánh Ngân hàng Agribank “Cháu nên nhận ra rằng, khi làm kinh doanh thì cháu có tính được mức độ thâm niên, kinh nghiệm của mình không, càng ngày thị trường càng thay đổi ai xác định thời gian hay năm kinh nghiệm cho cháu, còn làm luật thì cháu càng có nhiều năm kinh nghiệm thì người ta càng coi trọng cháu”
Hai quan điểm này dành cho các bạn có yêu thích luật và có đam mê đối với luật, những bạn học luật do bố mẹ định hướng hay do chọn bừa thì có thể đã có những lựa chọn rẽ ngang và đi theo sở thích của mình, các bạn hoàn toàn có thể cất bằng cử nhân luật đi và sống theo sở thích, đam mê của mình. Bằng cử nhân chỉ là một minh chứng chứng tỏ bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo Đại học mà thôi.
Mình cũng có nhiều bạn học luật xong nhưng lại làm kinh doanh, làm hành chính nhân sự, làm giáo viên tiếng anh… các bạn ấy chia sẻ rằng nghề nào cũng là nghề, miễn cảm thấy có niềm vui và làm tốt cv là được. k quan trọng là học gì phải làm nấy.
Như vậy, việc có làm đúng ngành hay không dựa trên chính bản thân bạn muốn gì.
- Nếu bạn đã có niềm đam mê với 1 điều khác thì việc lựa chọn là ở bạn.
- Nếu bạn chưa thực sự xác định được sở thích hay mong muốn của mình thì hãy thử. Thử các công việc khác nhau: Telesale, NVKD, CSKH, HCNS, … rất nhiều công việc dành cho sv mới ra trường k cần kinh nghiệm, mức lương cũng đủ để trang trải cs. Kinh nghiệm của mình là trong vòng 11 tháng mình chuyển 6-7 công ty (không hề liên quan đến luật nhé)
Sau khi đã thử các công việc khác một thời gian, có bạn sẽ tìm được công việc yêu thích, hoặc khám phá được sở thích của bản thân, nói nôm na là tìm được cv phù hợp với khả năng. Các bạn có thể lựa chọn đây là cv gắn bó lâu dài với mình.
Nếu đã làm thử các công việc khác nhưng bạn vẫn luôn quan tâm đến luật, luôn nung nấu mong muốn làm đúng ngành thì đọc tiếp bài mình viết nhé.
=> Nếu đã xác định là mình sẽ cố gắng phấn đấu đi trên con đường pháp lý này thì bạn có thể lựa chọn các hướng sau:
Đối với những bạn ngay từ khi còn đang đi học đã thực tập tại các VP luật, CTy luật thì thật sự đáng mừng, chắc chắn các bạn được học hỏi rất nhiều và cũng có nhiều kiến thức thực tế, ra trường chỉ việc tiếp tục phát huy kiến thức/ kỹ năng đó thôi. Nếu muốn phát triển hơn nữa thì khi ra trường có thể đăng ký các khóa học như mình nói bên trên.
Lời khuyên đối với các em còn đang học tại trường -> nên đi thực tập J
Đối với những bạn mà khi ra trường rồi vẫn chưa từng làm tại VP luật nào, làm trái ngành nhưng không ổn định,…
Chắc các bạn đang thất vọng về công việc, về thu nhập, lo lắng cho bố mẹ khi mình đã ra trường rồi vẫn còn mang tiếng ăn bám…nhưng mình khuyên các bạn là nên đi thực tập hoặc học việc tại 1 công ty luật uy tín để học hỏi kinh nghiệm luôn mà đừng e ngại việc lương lậu.
Nên bỏ suy nghĩ ăn bám bố mẹ ạ. Vì mình từng chứng kiến nhiều trường hợp lấy vợ có con rồi, bố mẹ vẫn chu cấp tiền bạc, thực phẩm… các bạn vừa mới ra trường tất nhiên công việc chưa thể ổn định. Việc bố mẹ chu cấp cho các bạn phần nào là điều bình thường, không sao hết. Mặc dù ở các nước thì con đủ 18 tuổi đã phải tự lập và tự chi trả cho các chi phí, nhưng mình ở Việt Nam mà, không cần thiết phải quá nặng nề về lối suy nghĩ tự lập đó. Nếu bố mẹ chu cấp cho thì đừng ngại mà hãy đón nhận nó như hồi đi học, còn nếu điều kiện bố mẹ không chu cấp nữa thì nên tính bước khác nhé ...
Cập nhật bởi luatquochuy ngày 11/10/2018 04:59:09 CH
Cập nhật bởi luatquochuy ngày 10/10/2018 10:22:41 CH