Tổng thầu ký hợp đồng với thầu phụ có giống với hợp đồng chuyển nhượng thầu không?

Chủ đề   RSS   
  • #604142 20/07/2023

    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Tổng thầu ký hợp đồng với thầu phụ có giống với hợp đồng chuyển nhượng thầu không?

    Tổng thầu ký hợp đồng với thầu phụ có giống với hợp đồng chuyển nhượng thầu không?

    Thế nào là hợp đồng chuyển nhượng thầu trong luật đấu thầu? Tổng thầu ký hợp đồng với thầu phụ có giống với hợp đồng chuyển nhượng thầu không?

    Thế nào là hợp đồng chuyển nhượng thầu trong luật đấu thầu? 

    Hợp đồng chuyển nhượng thầu là thoả thuận giữa các nhà thầu về việc chuyển nhượng phần khối lượng công việc đã thoả thuận trong hợp đồng của nhà thầu này cho nhà thầu khác thực hiện.

    Theo Điều 89 Luật đấu thầu 2013 về các hành vi bị cấm trong đấu thầu thì một số hành vi chuyển nhượng thầu cũng nằm trong sách cấm này, cụ thề:

    - Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

    - Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

    Nếu nhà thầu có hành vi chuyển nhượng thầu nếu trên thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, cụ thể: Bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm. 

    Tổng thầu ký hợp đồng với thầu phụ có giống với hợp đồng chuyển nhượng thầu không?

    Tổng thầu là thuật ngữ thường được sử dụng để nói đến nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư, hay còn có cách gọi khác là nhà thầu chính. Tại Điều 3 Luật đấu thầu 2013 có định nghĩa về nhà thầu chính, nhà thầu phụ như sau:

    - Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.

    - Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

    Bên cạnh đó, Điều 128 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định về quản lý đối với nhà thầu như sau:

    - Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;

    - Nhà thầu chính không được sử dụng nhà thầu phụ cho công việc khác ngoài công việc đã kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư chấp thuận;

    - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp là nhà thầu phụ quan trọng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu;

    - Nhà thầu chính chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ.

     Theo quy định trên thì để kí kết hợp đồng với nhà thầu phụ thì trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất ban đầu đã liệt kê danh sách các nhà thầu phụ và công việc đã kê khai nhà thầu phụ thực hiện. Việc này khác với hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng là ban đầu trong hồ sơ dự thầu, đề xuất toàn bộ công việc đều của của một nhà thầu, không có thông tin của nhà thầu khác nhưng sau đó nhà thầu này lại chuyển nhượng phần công việc của mình cho nhà thầu khác thực hiện. 

    Hi vọng thông tin trên hữu ích đối với bạn!

     

     

     
    524 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận