Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật lao động 2019

Chủ đề   RSS   
  • #534921 12/12/2019

    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


    Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật lao động 2019

    Tổng hợp toàn bộ điểm mới của Bộ luật lao động 2019

     

    Để thuận tiện trong việc nghiên cứu, học tập cũng như cập nhật những nội dung nổi bật của Bộ Luật Lao động (BLLĐ). Dưới đây là nội dung so sánh toàn bộ điểm mới của BLLĐ 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2021) so với BLLĐ 2012 (hiện hành).

    Nội dung so sánh

    Bộ luật lao động 2012

    Bộ luật lao động 2019

    (Có hiệu lực từ 01/01/2021)

    Hiện hành

    Quy định mới

    QUY ĐỊNH CHUNG

    1. Mở rộng đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

    Đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2:

    1. NLĐ Việt Nam, người học nghề, tập nghề và NLĐ khác được quy định tại Bộ luật này.

    2. Người sử dụng lao động.

    3. NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

    4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

    Tại Điều 2 quy định mới bổ sung đối tượng:

    Bao gồm có cả NLĐ không có quan hệ lao động

    2. Quyền lợi của NLĐ được quy định theo hướng có lợi hơn

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 quy định:

    NLĐ có các quyền sau đây:

    a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

    b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với NSDLĐ; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

    c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với NSDLĐ, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của NSDLĐ;

    d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

    đ) Đình công.

    Tại quy định mới: Bổ sung quy định về quyền của NLĐ, cụ thể tại Điều 5 quy định bổ sung như sau:

    a) Bổ sung: NLĐ không bị cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc

    g) các quyền khác theo quy định pháp luật

    3. Về quan hệ lao động

    Theo Điều 7 quy định:

    1. Quan hệ lao động giữa NLĐ hoặc tập thể lao động với NSDLĐ được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

    2. Công đoàn, tổ chức đại diện NSDLĐ tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, NSDLĐ.

    Tại Điều 7 bộ luật mới quy định bổ sung cơ quan có thẩm quyền trong quan hệ lao động, cụ thể:

     4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của NSDLĐ khác được thành lập theo quy định của pháp luật có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

    4. Bổ sung quy định bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

    Theo quy định tại Điều 8 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:

    “6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt NLĐ hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.”

    Quy định bổ sung Điều 8 về các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động:

    “6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa gạt NLĐ hoặc để tuyển dụng NLĐ với mục đích mua bán người , bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật

    ĐIỂM MỚI CHO NLĐ

    5. Hợp đồng mùa vụ không còn phù hợp

    Theo quy định tại Điều 22 quy định: Có 03 loại hợp đồng như sau:

    - Hợp đồng lao động không xác định thời hạn,

    - Hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng)

    - Hợp đồng lao động mùa vụ (dưới 12 tháng)

    Tại Điều 20 Luật mới quy định, chỉ còn 2 loại hợp đồng lao động là:

    - xác định thời hạn;

    -  không xác định thời hạn,

    Loại hợp đồng theo mùa vụ bị bãi bỏ từ ngày BLLĐ có hiệu lực.

    6. Ghi nhận hình thức Giao kết hợp đồng lao động thông qua giao dịch điện tử có hiệu lực như hợp đồng bằng văn bản

    Theo điều 15 quy định:

    “HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”

    Tại luật mới quy định về HĐLĐ theo hướng bảo vệ tốt hơn đối với NLĐ, cụ thể tại Điều 13:

    Có bổ sung:

    - khoản 1: HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản

    - khoản 2:Trước khi nhận NLĐ vào làm việc thì NSDLĐ phải giao kết hợp đồng lao động với NLĐ”

    7. NLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước

    Theo Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 37 như sau: NLĐ phải báo cho NSDLĐ biết trước:

    Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    Tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật mới quy định về quyền của người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong 07 trường hợp cụ thể.

    Chi tiết tại đây;

    (Đang cập nhật)

    Xem nội dung bằng TIẾNG ANH: TẠI ĐÂY

     
    90976 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #534935   12/12/2019

    cảm ơn vì bài viết hữu ích

     

     
    Báo quản trị |  
  • #534950   12/12/2019

    Nguyenlin
    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


    HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    8. Hình thức giao kết HĐLĐ

    Theo Điều 16 quy định về hình thức giao kết HĐLĐ,

    “2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.”

    Tại khoản 2 Điều 14 quy định về hình thức giao kết hợp đồng có thể thực hiện bằng lời nói như sau:

    “Hai bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp:

    - (khoản 2 Điều 18) Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định dưới 12 tháng thì nhóm NLĐ từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một NLĐ trong nhóm để giao kết HĐLĐ;

    - (điểm a khoản 1 Điều 145) phải giao kết HĐLĐ bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật luật của người đó;

    - (khoản 1 Điều 162) NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ bằng văn bản với lao động là người giúp việc nhà.

    Cũng tại Điều 16 quy định về hình thức giao kết hợp đồng, gồm 2 hình thức sau:

    - Bằng văn bản;

    - Bằng lời nói.

    Tuy nhiên, theo quy định Bộ luật mới, quy định bổ sung thêm hình thức giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

    Như vậy, từ ngày 1/1/2021 sẽ có 3 hình thức giao kết là: Bằng văn bản; bằng lời nói và giao kết thông qua phương tiện điện tử.

    9. NSDLĐ không được buộc NLĐ làm việc để trả nợ cho mình

    Theo Điều 20  NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động 02 hành vi sau:

    1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

    2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

    Tại Điều 17 luật mới quy định NSDLĐ không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động 03 hành vi, trong đó bổ sung hành vi tại khoản 3 như sau:

    “3. Buộc NLĐ thực hiện HĐLĐ để trả nợ cho NSDLĐ”

    10. Thêm điều kiện về thời gian thử việc đối với NLĐ

    Theo quy định tại Điều 27 quy định về thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm 03 điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

    Bộ luật mới quy định tại Điều 25 như sau: Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc và bảo đảm 4 điều kiện, trong đó bổ sung 1 điều kiện so với hiện hành như sau:

    “1. không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp”

    11. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

    Theo Điều 32 quy định 5 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, như sau:

    1. NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự.

    2. NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    3. NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

    Tại Điều 30 Bộ luật mới quy định 08 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, như sau:

    a) NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

    b) NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

     c) NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

    d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;

    đ) NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

    e) NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

    g) NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

    h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #535004   13/12/2019

    Nguyenlin
    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


    12. Thêm 3 trường hợp chấm dứt hợp đồng

    Theo Điều 36 Luật hiện hành quy định 10 trường hợp chấm dứt hợp đồng, cụ thể:

    1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

    2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

    3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

    4. NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

    5. NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

    6. NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết

    7. NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

    8. NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

    9. NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

    10. NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

    Tại Điều 34 Bộ luật mới quy định 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, củ thể phổ sung các trường hợp sau:

    5. NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    7, NSDLĐ  là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

    13. NLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần báo trước

    Theo Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 37 như sau: NLĐ phải báo cho NSDLĐ biết trước:

    Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

    Tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật mới quy định về quyền của NLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong 07 trường hợp cụ thể.

    Chi tiết tại đây;

    14. NLĐ có thể ủy quyền cho người khác nhận lương thay.

    NSDLĐ không được ép buộc NLĐ mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của NLĐ

    Theo Điều 96 Luật hiện hành quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

    NLĐ được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

    Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

    Tại Điều 94 Bộ luật mới quy định Bổ sung quy định về nguyên tắc trả lương

    NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ.

    Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp.

    NSDLĐ không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ; không được ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa , sử dụng dịch vụ của NSDLĐ hoặc của đơn vị khác mà NSDLĐ chỉ định.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #535005   13/12/2019

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    Tiếp tục đi mấy mem, ngóng tiếp!Thanks 4 share

     
    Báo quản trị |  
  • #535061   14/12/2019

    Nguyenlin
    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


    TIỀN LƯƠNG

    15. NSDLĐ không còn phải gửi thang bảng lương cho cơ quan thẩm quyền

     

    Hiện hành: quy định tại Điều 93 như sau:

    Khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động NSDLĐ phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công bố công khai tại nơi làm việc của NLĐ trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ.

    Theo Bộ luật mới quy định về trách nhiệm xây dựng thanh bảng lương của NSDLĐ tại Điều 93 như sau:

    NSDLĐ phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
     
    Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
    16. NSDLĐ phải chi trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương cho NLĐ

    Hiện hành: Tại khoản 2 Điều 94 quy định:

    Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng.
     
    Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì NSDLĐ phải thỏa thuận với NLĐ về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.
     

    Tại Bộ luật mới quy định tại Điều 96 như sau:

    Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng.
     
    Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng thì NSDLĐ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
    17. NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ Hiện hành: không có quy định này.

    Bộ luật mới quy định tại Điều 95 như sau:

    "Mỗi lần trả lương, NSDLĐ phải thông báo bảng kê trả lương cho NLĐ, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)"

    18. Tiền thưởng cho NLĐ có thể không phải là tiền

    Hiện hành: quy định tại Điều 103 về tiền thưởng như sau:

    "1. Tiền thưởng là khoản tiền mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ"

    Bộ luật mới quy định tại Điều 104 như sau:

    "1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của NLĐ."

    19. Bổ sung trường hợp NLĐ được tạm ứng tiền lương 

    Điều 100 Luật hiện hành quy định về NLĐ được tạm ứng tiền lương trong hai trường hợp sau:

    - Trường hợp hai bên thỏa thuận (khoản 1)

    - Trường hợp NLĐ tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày NLĐ tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng (khoản 2).

    Trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

    Theo quy định Điều 101 Bộ luật mới quy định bổ sung thêm 1 trường hợp: Khi nghỉ hằng năm, NLĐ được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ (khoản 3).

    THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI

    20. NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại 

    Tại quy định hiện hành, quy định tại khoản 3 Điều 104 như sau:

    3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    Theo đó, Bộ luật 2019 quy định mới về thời giờ làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của NLĐ khoản 3 Điều 105 như sau:

    3. NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

    21. Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ

    Hiện hành: quy định tại Điều 106 như sau:

    Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày,

    Trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ 

    Theo Bộ luật mới quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 107 như sau:

    Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; 

    Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

    22. Bổ sung ngày nghỉ hàng tuần  cho NLĐ

    Tại Điều 110 quy định NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm cho NLĐ được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất bốn ngày.

    Bộ Luật mới tại Điều 111 quy định bổ sung với trường hợp nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định nêu trên thì NLĐ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

    23. Bổ sung thêm quy định về ngày nghỉ mà vẫn được hưởng nguyên lương cho NLĐ chưa thành niên và chưa làm đủ 12 tháng

    Theo quy định Điều 111 luật hiện hành quy định  NLĐ có đủ 12 tháng làm việc cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt

    Theo đó, Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm quy định về ngày nghỉ cho NLĐ chưa thành niên và chưa làm đủ 12 tháng, tại Điều 113 như sau:

    - 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    - NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    24. Bổ sung trường hợp nghỉ việc riêng vẫn được hưởng nguyên lương cho NLĐ.

    Theo quy định hiện hành, tại Điều 116 về NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

    b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

    c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

    Theo đó, quy định mới bổ sung chi tiết hơn đối với trường hợp "con kết hôn" so với quy định hiện hành (điểm b khoản 1 Điều 116 "b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày") ở đây là cả con nuôi và con đẻ kết hôn thì NLĐ được nghỉ 1 ngày

    25. Ngày Quôc khánh được nghỉ hai ngày

    Hiện hành: quy định tại Điều 115 như sau:

    "đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);"

    Tại Bộ luật mới quy định tại Điều 112 như sau:

    "đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);"

    KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT

    26. Bổ sung 4 nội dung đảm bảo quyền lợi cho NLĐ vào Nội quy lao động

    Theo quy định hiện hành tại Điều 118 về nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    b) Trật tự tại nơi làm việc;

    c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;

    d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của NSDLĐ;

    đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của NLĐ và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.

    Theo đó, quy định mới quy định bổ sung 4 nội dung sau (Điều 119):

    d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

    e) Trường hợp được tạm thời chuyển NLĐ làm việc khác so với hợp đồng lao động;

    h) Trách nhiệm vật chất;

    i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #535095   16/12/2019

    chebinhdan
    chebinhdan

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:15/12/2019
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4 lần


    Tuyệt vời.

    Cách trình bày của bác giúp những người không chuyên, lọ mọ tìm hiểu về luật pháp, sẽ biết được trọng tâm và cũng yên tâm hơn khi được những người có chuyên môn đã duyệt qua trước rồi.

    Chứ có bạn quăng cả cái bộ luật lên và nói đó, nó đó thì dân gà như mình chẳng biết nó khác gì với cái bộ cũ.

    Cám ơn bạn.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn chebinhdan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/12/2019) Tranbaochau1983 (21/12/2020) Haluucctbtrach (25/12/2019) BachHoLS (16/12/2019)
  • #535110   16/12/2019

    sonqt_sinco
    sonqt_sinco

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 4 lần


    Các ơn các bạn,

    Bài viết rất hữu ích

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn sonqt_sinco vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/12/2019) nguyenthihai1991 (18/12/2019) MCElectronics (26/05/2020)
  • #535147   16/12/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Bài viết của bạn rất chi tiết và dễ hiểu. Mình xin có chút góp ý cho bài viết của bạn về hình thức hợp đồng lao động, ở Bộ luật Lao động 2019 có thêm một hình thức hợp đồng lao động nữa là: "Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đng lao động bằng văn bản" theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lananh8998 vì bài viết hữu ích
    buithuyxl (06/01/2020) NIDECCOPAL (22/04/2021)
  • #535172   17/12/2019

    Nguyenlin
    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


    lananh8998 viết:

    Bài viết của bạn rất chi tiết và dễ hiểu. Mình xin có chút góp ý cho bài viết của bạn về hình thức hợp đồng lao động, ở Bộ luật Lao động 2019 có thêm một hình thức hợp đồng lao động nữa là: "Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đng lao động bằng văn bản" theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019.

    Cảm ơn lananh8998 nhé, mình đã bổ sung r nha 

     
    Báo quản trị |  
  • #535189   17/12/2019

    Nguyenlin
    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


    27. Bổ sung hình thức xử lý "Cách chức" trong lao động

    Theo quy định hiện hành tại Điều 125 quy định về  hình thức xử lý kỷ luật lao động, gồm 03 hình thức sau:

    1. Khiển trách.

    2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

    3. Sa thải.

    Theo Bộ luật mới, tại Điều 124 quy định bổ sung 1 hình thức xử lý kỷ luật lao động, là “3. Cách chức”.

    28. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại cho NLĐ

    Theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 131 quy định “2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này”

    Theo Bộ luật mới quy định tại khoản 2 Điều 130 như sau: “2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại.

    Theo đó, quy định mới đã chú trong hơn về quyền lợi cho NLĐ trong việc xử lý việc bồi thường thiệt hại.

    NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ VÀ BẢO ĐẢM BÌNH ĐẲNG GIỚI

    29. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

     

    Hiện hành quy định tại Điều 156 như sau:

    "Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho NSDLĐ tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định"

    Theo quy định mới quy định bổ sung khoản 2 đối với quyền của NLĐ nữ trong trường này tại Điều 138 như sau:

    “ 2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ.

    Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động”.

    30. Bổ sung quy định về chế độ nghỉ thai sản cho lao động nam

    Theo quy định hiện hành tại Điều 157 chỉ có quy định nghỉ thai sản cho nữ giới.

    Theo Bộ luật mới quy định bổ sung khoản 5 Điều 139 về nghỉ thai sản cho nam như sau: “ 5. Lao động nam khi vợ sinh con, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và NLĐ là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

    NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN VÀ MỘT SỐ LAO ĐỘNG KHÁC

    31. Lao động chưa thành niên

    Hiện hành: quy định tại Điều 161 như sau:

    “NLĐ chưa thành niên làNLĐ dưới 18 tuổi”.

    Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật mới quy đinh chi tiết thêm 3 trường hợp NLĐ chưa thành niên như sau:

    2. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

    3. Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

    4. Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

    32. Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi

    Hiện hành: quy định tại Khoản 3 Điều 166 như sau:

    2. NLĐ cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

    3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, NLĐ được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

    Theo quy định tại Bộ luật mới quy định bổ sung tại Điều 148 cụ thể tại từng khoản như sau:

    2. NLĐ cao tuổi có quyền thỏa thuận với NSDLĐ về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

    3. Nhà nước khuyến khích sử dụng NLĐ cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

    33. Bổ sung thời gian gia hạn giấy phép lao động của lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

    Hiện hành: quy định tại Điều 173 về Thời hạn của giấy phép lao động của lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tối đa là 2 năm.

    Theo quy định mới tại Điều 155 quy định bổ sung về thời hạn của giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

    34. Tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình cho NLĐ

    Hiện hành: quy định tại khoản Điều 187 như sau:

    1. NLĐ bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BGXH theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

     

    Theo Bộ luật mới, quy định tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình, cụ thể tại khoản 2 Điều 169 quy định như sau:

    2. Tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

    GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

    35. Đình công và giải quyết đình công

    Hiện hành: quy định tại Điều 209 như sau:

    “1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”

    Theo quy định tại Bộ luật mới quy định bổ sung các trường hợp  NLĐ có quyền đình công tại Điều 199 như sau:

    1. Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải ( 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan có thẩm quyền - khoản 2 Điều 188 Bộ luật này) mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;

    2. Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc NSDLĐ là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.

    36.Thủ tục lấy ý kiến tập thể lao động

    Hiện hành: tại khoản 2 Điều 212 quy định Việc tổ chức lấy ý kiến có thể thực hiện bằng phiếu hoặc chữ ký

    Theo quy định mới tại khoản 3 Điều 201 quy định việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.

    Tại khoản 4 Điều này quy định:

    “Thời gian, hình thức lấy ý kiến để đình công do Ban chấp hành công đoàn quyết định và phải thông báo cho NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày”

    Tương tự khoản 4 Điều này quy định bổ sung đảm bảo quyền lợi cho NSDLĐ như sau:  “4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện NLĐ quyết định và phải thông báo cho  NSDLĐ biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của  NSDLĐ .  NSDLĐ không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện NLĐ tiến hành lấy ý kiến về đình công

    37. Giảm đối tượng cần  thông báo về việc quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc

    Hiện hành: Điều 216 quy định Ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc, NSDLĐ phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc và thông báo cho 05  cơ quan, tổ chức sau đây:

    1. Ban chấp hành công đoàn tổ chức, lãnh đạo đình công;

    2. Công đoàn cấp tỉnh;

    3. Tổ chức đại diện NSDLĐ;

    4. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;

    5. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đóng trụ sở.

    Theo Bộ luật mới quy định tại 205 quy định chỉ còn 3 cơ quan, tổ chức sau:

    1. Tổ chức đại diện NLĐ đang tổ chức và lãnh đạo đình công;

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nơi làm việc dự kiến đóng cửa;

    3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nơi làm việc dự kiến đóng cửa.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #535215   17/12/2019

    zichzach79
    zichzach79
    Top 500
    Male
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (138)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 90 lần


    Cám ơn bạn đã có cố gắng sưu tầm và chia sẽ ..... good Job

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn zichzach79 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/12/2019) Trangdo9 (18/06/2020)
  • #535263   18/12/2019

    Nguyenlin
    Nguyenlin

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2019
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 108 lần


     
    Báo quản trị |  
  • #535359   20/12/2019

    ptscqn
    ptscqn

    Sơ sinh


    Tham gia:27/02/2013
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ptscqn vì bài viết hữu ích
    phanthanhphan (25/12/2019)
  • #535555   25/12/2019

    phanthanhphan
    phanthanhphan

    Sơ sinh

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Rất hữu ích. Cảm ơn bạn nhiều!!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phanthanhphan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (25/12/2019)
  • #535570   25/12/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Bộ luật lao động 2019 quả thực có rất nhiều điểm mới và tiến bộ so với Bộ luật lao động 2012. Trong đó, nổi bật nhất là điểm mới về tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng lên đủ 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Ngoài ra, các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần thời hạn báo truớc trong một số trường hợp và quốc khánh được nghỉ 2 ngày thay vì 1 ngày như luật cũ cũng là những điểm mới đáng chú ý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #535628   26/12/2019

    Bài viết rất hữu ích, cảm ơn bạn nhiều nhé.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn rin9082 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/12/2019)
  • #535982   30/12/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Mình bổ sung thêm một số nội dung sau:
     
    1) Về phụ lục hợp đồng lao động: 
     
    Hiện tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách. 
    Tuy nhiên đến Bộ luật lao động 2019 thì Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
     
    2) Về đối tượng thử việc
     
    Bộ luật lao động 2019 quy định Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
    Hiện Bộ luật lao động 2012 quy định không áp dụng thử việc với người giao kết hợp đồng lao động mùa vụ (dưới 12 tháng)
     
     
    Báo quản trị |  
  • #540644   06/03/2020

    Mình xin bổ sung một số điều như sau các bạn cùng góp ý nhé

    Người lao động nhận công việc về làm tại nhà

    Người lao động làm việc tại nhà theo hình thức gia công không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.

    Loại bỏ điều này nghĩa là người lao động gia công tại nhà vẫn thuộc đối tượng áp dụng.

    Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

     

    Bổ sung thêm điều điện:

    • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
    • Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

    Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

    Vị trí trước đây: Giám đốc điều hành

    Bổ sung thêm đối tượng được phép tuyển dụng: Nhà thầu

    Bổ sung thêm vị trí có thể tuyển dụng: Điều hành

    Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động

     

    Bổ sung thêm đối tượng: Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

    Loại bỏ đối tượng: Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam.

     

    Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

     

    Tại Khoản 1 Điều 36 bổ sung thêm 02 trường hợp như sau:

    • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
    • Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn congtythuanphong vì bài viết hữu ích
    Tayhotay (18/05/2020) Xuanhoadk7 (27/06/2020)
  • #541049   13/03/2020

    Thật là bổ ích và thiết thực với nv làm mảng nhân sự

    Rất mong là sau này có những thông tư hay nghị định mới mà phân tích được kỹ những điểm thay đổi đối với người lao động và ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì người quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp sẽ thực thi đúng với nội dung luật yêu cầu. Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanngocnga vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (13/03/2020) vlem.hr@gmail.com (04/09/2020)