Tổng hợp tình hình ký kết các Hiệp định thương mại tự do

Chủ đề   RSS   
  • #406883 17/11/2015

    Tổng hợp tình hình ký kết các Hiệp định thương mại tự do

    fta

     

    Đầu tiên, mình xin tập trung vào trình bày các vấn đề liên quan đến RCEP, vì đây được xem như là một "đối trọng" với TPP, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế thế giới không thua kém TPP

    TÓM TẮT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA RCEP

    VÀ ẢNH HƯỞNG LÊN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

    (đang đàm phán)

    Bối cảnh hình thành

    - Chính thức khởi động vào năm 2012, RCEP là một hiệp định tham vọng nhằm hình thành quan hệ đối tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 6 đối tác khu vực đã ký các FTA với ASEAN. RCEP cũng phù hợp với quan điểm của Việt Nam là theo đuổi hội nhập kinh tế sâu rộng hơn gắn liền với những cải cách trong nước mạnh dạn và toàn diện hơn.

    - Mặc dù có sự kỳ vọng về tiến độ đạt được, Vòng Đàm phán Đôha tới này dường như tiến triển rất chậm chạp. Giải pháp thay thế cho vấn đề này là việc đàm phán các hiệp định FTA khu vực rộng lớn hơn đang là một xu hướng phát triển lớn mới, nhất là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được thúc đẩy bởi cuộc đua nhằm đạt được những tiêu chuẩn FTA cao hơn và nhu cầu hội nhập khu vực mạnh mẽ hơn hướng tới hỗ trợ các chuỗi giá trị hoàn thiện hơn. Các nỗ lực đáng lưu ý ở đây là RCEP và TPP - có chung một số điểm tương đồng cũng như cho thấy những khác biệt lớn. Tuy nhiên, cả RCEP và TPP đều hướng tới một thỏa thuận hội nhập kinh tế rộng lớn hơn tại châu Á-Thái Bình Dương.

    Tình hình đàm phán

    - Vì quá trình đàm phán RCEP còn ở giai đoạn đầu, khó có thể dự đoán nội dung của những vấn đề đáng quan tâm liên quan đến các yếu tố nêu trên cũng như chưa chắc chắc được về cấu trúc và tư cách thành viên của RCEP. Việc hiện thực hóa các lợi ích của RCEP phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết một số thách thức trong giai đoạn đàm phán, bao gồm cách thức khắc phục những rủi ro phát sinh từ các đối tác đàm phán có trình độ phát triển khác nhau và có lợi ích cũng như mối quan tâm khác nhau đối với việc mở cửa nhanh thị trường nội địa. Với nguyên tắc chỉ đạo, các nước thành viên RCEP cần có một định hướng “nhượng bộ chung” trong phạm vi khung thời gian hợp lý, có xét đến tình hình phát triển cụ thể của từng thành viên.

    Ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam

    - Tương tự như các FTA và cam kết hội nhập khác, RCEP sẽ mang lại những cơ hội mới cho Việt Nam thông qua: (i) hình thành sự tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trường đầu tư và xuất khẩu của ASEAN và các đối tác (cả nước phát triển và đang phát triển) với sự đa dạng về nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ; (ii) mở cửa để nhập hàng hóa rẻ hơn (nhất là đầu vào cho sản xuất (như thép của Trung Quốc, sản phẩm nhựa của Hàn Quốc và Nhật Bản) và nhập máy móc thiết bị có công nghệ hiện đại phù hợp); (iii) tham gia vào mạng lưới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực và tăng cường hợp tác kỹ thuật và vị thế trong giải quyết tranh chấp; và (iv) cắt giảm chi phí giao dịch và được hưởng môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.

    - Tuy nhiên, tình hình kinh tế Việt Nam còn cho thấy nhiều bất cập và yếu kém. Trình độ công nghệ chung còn kém, vì thế hạn chế cải thiện vị thế đất nước trong mạng lưới sản xuất của RCEP. Trong khi đó, quy mô sản xuất còn nhỏ; năng suất hạn chế. Trong ngành dịch vụ, việc quản lý chất lượng và rủi ro còn kém xa so với quy định quốc tế. Thương mại của Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số đối tác thương mại lớn cũng như một số sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu, khiến cho đất nước càng dễ bị ảnh hưởng tiêu cực trước những thay đổi về cung cầu của những thị trường này. Ngoài ra, những hạn chế lớn đối với việc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ (nhất là dịch vụ chuyên ngành) là số lượng, chất lượng và năng lực ngoại ngữ hạn chế, vốn bắt buộc phải có để tham gia thị trường lao động RCEP một cách hiệu quả. Trong khi đó, quá trình tái cấu trúc còn chậm, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà đầu tư đến từ các nước thành viên RCEP.

    Phân tích CGE cho thấy một số điểm. Nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng cả khi không có hiệp định RCEP. Nếu được thực hiện, RCEP sẽ đóng góp tích cực nhưng không nhiều vào tăng trưởng.

    Nguồn: Trung tâm WTO

     

     

    Cập nhật bởi tamnt133 ngày 18/11/2015 11:13:59 SA
     
    13703 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #406886   17/11/2015

    mọi người có thể xem Bản báo cáo rất chi tiết của Trung tâm WTO tại file đính kèm

     
    Báo quản trị |  
  • #406892   17/11/2015

    TÓM TẮT NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

    HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - EU

    (đang đàm phán)

     

    1. Diễn tiến

    - Giai đoạn trước 10/2012: Hai bên thực hiện các hoạt động kỹ thuật (nghiên cứu khả thi…) chuẩn bị cho đàm phán - Tháng 06/2012: Hai bên tuyên bố khởi động đàm phán - Từ tháng 10/2012 – tháng 8/2015: Hai bên đã tiến hành 14 vòng đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán giữa kỳ. - Ngày 4/8/2015: Hai bên tuyên bố Kết thúc cơ bản đàm phán EVFTA - Hiện tại: Hai bên đang giải quyết nốt các vấn đề kỹ thuật và hoàn thiện văn bản hiệp định để có thể ký kết hiệp định trong năm 2015.

    2. Đối tác

    - EU là một liên minh gồm 28 quốc gia ở khu vực châu Âu và là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có FTA nào với các quốc gia trong khu vực này. - EU đã từng khởi động đàm phán FTA với khu vực ASEAN từ năm 2007, tuy nhiên đến năm 2009 đàm phán đã bị dừng lại. Về quan hệ song phương với từng quốc gia ASEAN, hiện EU đã hoàn tất đàm phán FTA với Singapore, kết thúc cơ bản đàm phán FTA với Việt Nam và đang đàm phán FTA với Thái Lan và Malaysia. - EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp.

    3. Tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của EU

    hiep dinh thuong mai vn - eu

     

    4. Tổng hợp cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của Việt Nam

    hiep dinh thuong mai eu-vn

    Cập nhật bởi tamnt133 ngày 18/11/2015 11:15:10 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #407005   18/11/2015

    FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc

    Biểu thuế ưu đãi

    (đã ký kết)

    1. Khái quát

    Việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc được đánh giá là một bước đi cụ thể thực hiện chiến lược chủ động hội nhập, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời, góp phần tích cực phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc theo hướng ổn định, lâu dài, góp phần duy trì và củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

    2. Biểu thuế

    • Thuế xuất khẩu

    Về thuế xuất khẩu, phía Hàn Quốc mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dòng thuế tự do hóa lên 11.600 dòng thuế (chiếm 95,4% tổng Biểu thuế). Đặc biệt trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản XK chủ lực của Việt Nam như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp như dệt may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí...

    Một số mặt hàng dệt may, quần áo nguyên chiếc xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ được xóa bỏ toàn bộ thuế quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện Hiệp định.

    Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa quả tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% đến 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là những mặt hàng như  tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241% đến 420% do đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc).

    Các sản phẩm dệt may, giầy dép xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam cũng được xóa bỏ ngay từ 10-13% xuống còn 0% vào năm 2016. Riêng với mặt hàng tôm, Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% đối với 10.000 tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm.

    Các mặt hàng tiêu dùng (mỹ phẩm), đồ điện gia dụng (máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng...) cũng sẽ được cắt giảm thuế quan với lộ trình từ 7 đến 10 năm.

    • Thuế nhập khẩu

    Về thuế nhập khẩu, Việt Nam đã cam kết mở cửa thêm với Hàn Quốc đối với 200 dòng thuế theo lộ trình 15 năm, chiếm 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu, góp phần nâng số dòng thuế cam kết cắt giảm thuế quan với Hàn Quốc lên 8.520 dòng thuế.

    Danh mục 200 mặt hàng cam kết mở cửa song phương với Hàn Quốc chủ yếu với các nhóm hàng công nghiệp như nguyên phụ liệu dệt, may; nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp điện, dòng xe tải từ 10-20 tấn và xe con từ 3.000cc trở lên...

    Phần lớn trong số này là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài nước khác. Đây là một trong những định hướng  tái cơ cấu nền kinh tế và là một trong những mục tiêu của Việt Nam khi ký FTA này.

    Cập nhật bởi tamnt133 ngày 18/11/2015 11:16:03 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #407010   18/11/2015

    NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA 

    FTA GIỮA VIỆT NAM VÀ KHỐI EFTA (EVFTA)

    (đang đàm phán)

     

    1. Khái quát

    Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại, chuyên gia chính dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) cho biết Việt Nam hiện đang tham gia đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do, trong đó Hiệp định EVFTA được đánh giá là Hiệp định toàn diện, chất lượng cao theo tiêu chuẩn Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

    Theo đó, những lĩnh vực Việt Nam đã cam kết trong WTO sẽ có mức cam kết sâu rộng hơn như thương mại hàng hóa, dịch vụ, hàng rào kỹ thuật… Đặc biệt, đối với những lĩnh vực Việt Nam chưa cam kết trong WTO gồm đầu tư, mua sắm Chính phủ, phát triển bền vững, năng lượng tái tạo sẽ phải đưa vào cam kết và bị điều chỉnh của Hiệp định EVFTA.

    Kết quả sơ bộ của báo cáo “Đánh giá tác động bền vững của Hiệp định EVFTA do dự án EU-MUTRAP vừa công bố cho thấy, dựa trên mô hình kinh tế của nền kinh tế Việt Nam, Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ có những đặc thù nổi trội như thúc đẩy đầu tư và cải tiến công nghệ, nhờ đó dịch chuyển năng suất và tăng đầu ra.

    2. Những tác động chính đến kinh tế Việt Nam

    Khu vực dịch vụ theo kỳ vọng cũng mở rộng đáng kể, góp phần là tăng hiệu suất cho toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, các vấn đề thương mại đang được đàm phán như hải quan, thuận lợi hóa thương mại… sẽ làm tăng phúc lợi, hiệu suất cũng như cải thiện môi trường kinh doanh nói chung.

    Những ngành có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA có thể kể đến như dệt may, giày, chế biến thực phẩm… Tuy nhiên, mức độ mở rộng năng lực sản xuất của Việt Nam đóng vai trò quyết định mức tăng tổng thể về xuất khẩu có đáng kể hay không trong việc đáp ứng nhu cầu gia tăng của EU.

    Kỳ vọng của Việt Nam đối với Hiệp định EVFTA là hướng đến mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư để tận dụng tốt tiến trình tự do hóa trong khu vực và nắm bắt xu hướng tự do hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.

    Các chuyên gia quan ngại hàng đầu của Việt Nam là vấn đề về các biện pháp phi thuế quan (bao gồm các vấn đề SPS và TBT) mà EU đang áp dụng, do đó Việt Nam cần tham vấn nhiều hơn khi ra quyết định liên quan đến các quy tắc này, đồng thời xây dựng năng lực để hỗ trợ đáp ứng các tiêu chuẩn mới. Khung thể chế của Việt Nam cần được hỗ trợ để giới thiệu về các thủ tục của EU đến doanh nghiệp, quan tâm đến việc đàm phán Hiệp định EVFTA công nhận chung về chất lượng và tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh xuất khẩu và khả năng cạnh tranh.

     

     

     

    Cập nhật bởi tamnt133 ngày 18/11/2015 11:16:41 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #407020   18/11/2015

    Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (EPA)

    (đã ký kết)

    1. Khái quát

    Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (EPA) bắt đầu đàm phán từ năm 2007. Sau 9 phiên đàm phán chính thức, hai bên đã ký kết Hiệp định EPA vào ngày 25/12/2008. Cũng như Hiệp định AJCEP, đây cũng là một Hiệp định kinh tế toàn diện cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế

    2. Cam kết của Việt Nam

    Về mức cam kết chung, trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của Lộ trình giảm thuế tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại.

    Biểu cam kết của Việt Nam bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007), trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.873 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô và các dòng thuế không cam kết cắt giảm, cụ thể:

    - Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 75,2% số dòng thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 27,5% dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2019) đối với 40,3% dòng thuế. Vào năm 2021, 2024 và 2025 (sau 12 năm, 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết xoá bỏ 0,1%, 14,9% và 0,8% số dòng thuế tương ứng.

    Như vậy, trong cả lộ trình thực hiện giảm thuế, số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan chiếm khoảng 91% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.

    - Danh mục nhạy cảm thường, chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức thuế suất cơ sở và xuống 5% vào năm 2024/2006.

    - Danh mục nhạy cảm cao, chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế suất cao (giảm xuống 50% vào năm 2025).

    - Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở trong cả lộ trình chiếm 2% số dòng thuế, hoặc duy trì ở mức thuế suất cơ sở và được đàm phán sau 5 năm thực hiện Hiệp định chiếm 0,02%.

    - Danh mục loại trừ chiếm 4,6% số dòng thuế.

     
    Báo quản trị |  
  • #407408   21/11/2015

    dinhnga1712
    dinhnga1712

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    b ơi, tại sao cột đang đàm phán lại chia lm 2 phần. cho mh hỏi là  hđ giữa vn- eu có được coi là hđ tmai khu vực k

     
    Báo quản trị |  
  • #407450   23/11/2015

    dinhnga1712 viết:

    b ơi, tại sao cột đang đàm phán lại chia lm 2 phần. cho mh hỏi là  hđ giữa vn- eu có được coi là hđ tmai khu vực k

    chia làm 2 nhìn cho cân đối thôi bạn à, về tính chất thì đều là Hiệp định đang đàm phán cả và đều là Hiệp định thương mại tự do. Còn ý bạn hỏi Hiệp định thương mại khu vực là bạn đang dùng định nghĩa như thế nào?

     
    Báo quản trị |