Tổng hợp công thức tính lương, trợ cấp cho NLĐ

Chủ đề   RSS   
  • #505607 26/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Tổng hợp công thức tính lương, trợ cấp cho NLĐ

    Tổng hợp các công thức tính lương, trợ cấp đối với người lao động

    1. Công thức tính trợ cấp

    1.1. Trợ cấp thôi việc: (Điều 48 BLLĐ 2012)

    Trợ cấp thôi việc

    =

    ½

    x

    Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

    x

    Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

    Trong đó:

    - Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

    - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc bằng tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc.

    Ví dụ 1:

     Ông Nguyễn Văn A ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty B từ ngày 01/03/2007 và tham gia BHXH ,vì lý do sức khỏe nên ông A và công ty thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ từ 01/11/2017. Mức bình quân tiền lương theo HĐLĐ 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của ông A là 7.000.000 đồng

    Thời gian làm việc tại công ty B của ông A là: 10 năm 8 tháng

    Thời gian tham gia BHTN là: 8 năm 10 tháng (Luật Bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực đơn vị đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ông Nguyễn Văn A từ 01/01/2009 đến 31/10/2017).

    1.2. Trợ cấp mất việc: (Điều 49 BLLĐ 2012)

    Mức hưởng trợ cấp mất việc làm

     = 

    Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm

     x 

    Tiền lương tính hưởng trợ cấp mất việc

    Trong đó:

    - Thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm bằng tổng thời gian làm việc thực tế tại đơn vị trừ đi thời gian tham gia BHTN và thời gian được chi trả trợ cấp thôi việc.

    - Tiền lương tính hưởng trợ cấp mất việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của NLĐ 06 tháng liền kề trước khi NLĐ mất việc làm.

    Lưu ý: thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm nếu có tháng lẻ được tính như sau: từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được làm tròn thành ½ năm; từ đủ 06 tháng trở lên được làm tròn thành 1 năm. Mức trợ cấp mất việc làm được hưởng thấp nhất bằng 2 tháng tiền lương.

    Ví dụ 2

    Ông Nguyễn Thành H làm việc cho công ty P từ ngày 01 tháng 6 năm 2002. Năm 2006, công ty P sáp nhập với công ty Q thành công ty PQ và chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 2006; ông H tiếp tục làm việc tại công ty PQ cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì ông H phải thôi việc do công ty PQ thay đổi cơ cấu tổ chức. Ông H được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 (07 năm). Tiền lương bình quân theo Khoản 1 Điều này trước khi ông H mất việc làm tại công ty PQ là 5.400.000 đồng/tháng. Trợ cấp mất việc làm đối với ông H được tính như sau:
    - Thời gian làm việc thực tế của ông H tại công ty P là 04 năm 04 tháng; tại công ty PQ là 9 năm 03 tháng. Tổng thời gian làm việc thực tế là: 13 năm 07 tháng;
    - Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là: 13 năm 07 tháng - 07 năm = 06 năm 07 tháng, làm tròn thành 07 năm;
    - Số tiền công ty PQ chi trả trợ cấp mất việc làm đối với ông H là 07 năm x 5.400.000 đồng/tháng = 37.800.000 đồng.

     

    1.3 Trợ cấp thất nghiệp: (Điều 50 Luật Việc làm 2013)

    Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp =  60%   x  Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp

     

    - Thời gian tính trợ cấp thất nghiệp được xác định như sau:

    Thời gian đóng BHTN  Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp
    Từ đủ 12 – 36 tháng:  03 tháng
    Trên 36 tháng:  03 tháng, cứ đóng đủ 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng

    Thời gian tính trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 12 tháng.

    Ví dụ 3:

    Bà Nguyễn Thị A giao kết hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng với trường tiểu học E với mức lương như sau:
    - Từ ngày 01/9/2013 đến ngày 31/8/2014 là 2.000.000 đồng/tháng.
    - Từ ngày 01/09/2014 đến 31/8/2015 là 4.000.000 đồng/tháng.
    - Tuy nhiên, từ ngày 01/1/2015 đến ngày 30/6/2015, bà A nghỉ hưởng chế độ thai sản. Sau đó, do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bà không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì vậy bà A đã làm đơn xin nghỉ việc theo quy định của pháp luật lao động và ngày 01/7/2015 trường tiểu học E ban hành quyết định nghỉ việc cho bà A, quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
    => Như vậy, mức tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp làm căn cứ tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà A là bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề trước khi bà nghỉ việc mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp (tháng 7, 8, 9, 10, 11, 12/2014).
    => Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bà A là (2.000.000 đồng x 2 tháng + 4.000.000 đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2.000.000 đồng/tháng.

     

    2. Công thức tính lương (Điều 90 BLLĐ 2012)

    2.1. Công thức tính lương tháng: Có 02 cách

    - Cách 1:

    Lương tháng (Lương  +  Phụ cấp) / Số ngày đi làm theo quy định   x  Số ngày làm việc thực tế

    Trong đó:

    Phụ cấp bao gồm: chức vụ, chức danh, trách nhiệm, thâm niên, độc hại,...

    Số ngày làm việc theo quy định = Số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ

    Ví dụ 4: Tính lương tháng 10/2018 của A, biết lương + phụ cấp là 6.500.000 đồng, trong tháng A nghỉ 02 ngày (nghỉ không hưởng lương).

    Lương của A = 6.500.000/27 x 25 = 6.018.519 đồng

    - Cách 2:

    Lương tháng  (Lương  + Phụ cấp)   / 26  x  Số ngày làm việc thực tế

    Ví dụ 5: Tương tự Ví dụ 4 . Tính lương tháng của A theo cách 2.

    Lương tháng của A = 6.500.000/26 x 25 = 6.250.000 đồng

    2.2. Công thức tính lương theo sản phẩm

    Lương theo sản phẩm = Đơn giá sản phẩm x Số lượng sản phẩm hoàn thành

    2.3. Tiền lương làm thêm giờ

    - Tiền lương làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường

    Tiền lương làm thêm giờ
    =
     
    Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường X Mức ít nhất 150%  X Số giờ làm thêm

    Ví dụ 6: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường là 30.000 nghìn đồng; Số giờ làm thêm là 08 giờ. Tiền lương thêm giờ = 30.000 x 150% x 8 = 360.000 đồng.

    - Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần:

    Tiền lương làm thêm giờ
    =
     
    Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường X Mức ít nhất 200%  X Số giờ làm thêm

    Ví dụ 7: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường là 30.000 nghìn đồng; Số giờ làm thêm là 08 giờ. Tiền lương làm thêm giờ = 30.000 x 200% x 8 = 480.000 đồng.

    - Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

    Tiền lương làm thêm giờ
    =
     
    Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường X Mức ít nhất 300%  X Số giờ làm thêm

    Ví dụ 8: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường là 30.000 nghìn đồng; Số giờ làm thêm là 08 giờ. Tiền lương làm thêm giờ = 30.000 x 300% x 8 = 720.000 đồng 

    2.4. Tiền lương làm việc vào ban đêm

    Tiền lương làm việc vào ban đêm = ( Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc  ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ) x Số giờ làm việc vào ban đêm

    Ví dụ 9: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường là 30.000 nghìn đồng; Số giờ việc vào ban đêm là 08 giờ. Tiền lương làm việc vào ban đêm (ngày bình thường) = (30.000 x 150% + 30.000 x 30% + 20% x 30.000) x 8 = 480.000 đồng.

    3. Công thức tính trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH)

    - Trợ cấp 01 lần:

    Mức trợ cấp một lần

    =

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

     

    =

    {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin}

    +

    {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

    Trong đó:

    - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng. Mức lương cơ sở hiện hay theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1.390.000 đồng. 

    - m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤m ≤ 30).

    - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.

    - t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

    Ví dụ 10: A bị suy giảm khả năng lao động là 18%, đã đóng BHXH 10 năm và mức lương đóng BHXH là 2.760.000 đồng thì mức trợ cấp 1 lần được tính như sau:

    Mức trợ cấp 1 lần = (5 x 1.390.000 + (18 - 5) x 0,5 x 1.390.000) + (0,5 x 2.760.000 + (10 - 1) x 0,3 x 2.760.000) = 24.817.000 đồng.

    - Trợ cấp hàng tháng:

    Mức trợ cấp hằng tháng

    =

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    = {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,05 x L + (t-1) x 0,003 x L}

    Trong đó:

    - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

    - m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤m ≤ 100).

    - L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.

    - t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.

    Ví dụ 11: A bị suy giảm khả năng lao động là 38%, đã đóng BHXH 10 năm và mức lương đóng BHXH là 2.760.000 đồng thì mức trợ hàng tháng được tính như sau:

    Mức trợ cấp hằng tháng = (0,3 x 1.390.000 + (38 - 31) x 0,02 x 1.390.000) + (0,05 x 2.760.000 + (10 - 1) x 0,003 x 2.760.000) = 824.120 đồng/tháng.

    4. Công thức tính trợ cấp thai sản

    Mức trợ cấp thai sản được tính như sau:

    Mức trợ cấp thai sản  =  (6  x Tiền lương bình quân theo HĐLĐ của NLĐ 06 tháng liền kề )  +  (2  Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

    )

    Ví dụ 12: A sinh thường, tiền lương bình quân theo HĐLĐ của NLĐ 06 tháng liền kề là 5.000.000 đồng thì Mức trợ cấp thai sản = 6 x 5.000.000 + 2 x 1.390.000 = 32.780.000 đồng.

    Tiền dưỡng sức sau sinh

    Lao động nữ sau khi sinh con mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày, tùy trường hợp.

    Khi nghỉ dưỡng sức sau sinh, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

    Theo quy định hiện hành, với mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng thì, tiền dưỡng sức sau sinh = 30% x 1.390.000 =  417.000 đồng/ngày.

    5. Công thức tính lương hưu

    Lương hưu được tính như sau:

    Lương hưu  =  Tỉ lệ hưởng lương hưu  x  Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

    Tỷ lệ hưởng lương hưu

    Đối với nữ: Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%

    Đối với nam:

    + Về hưu từ 01/01/2018: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 16 năm) x 2%.

    + Về hưu từ 01/01/2019: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 17 năm) x 2%.

    + Về hưu từ 01/01/2020: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 18 năm) x 2%.

    + Về hưu từ 01/01/2021: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 19 năm) x 2%.

    + Về hưu từ 01/01/2022: tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 20 năm) x 2%.

    Lưu ý: Tỷ lệ hưởng lương hưu không vượt quá 75%.

    *Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (Mbqtl)

    - Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

    Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)

    Thời gian bắt đầu tham gia BHXH

    Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T)

    Trước ngày 01/01/1995

    5 năm

    Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000

    6 năm

    Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006

    8 năm

    Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015

    10 năm

    Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019

    15 năm

    Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024

    20 năm

    Từ 01/01/2025

    Toàn bộ thời gian đóng BHXH

    - Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

    Mbqtl = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH

    - Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

    Mbqtl= (Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

    Ví dụ 13: A (nam) 60 tuổi bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ hưu ngày 1/1/2018, thời gian đóng BHXH là 21 năm. Tỷ lệ hưởng lương hưu của A được tính như sau

    16 năm đầu đóng BHXH: tính bằng 45%

    Từ năm thứ 17 đến năm 21 là 05 năm, tính thêm 5 x 2% = 10%

    Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu của A là 45% + 10% = 55%

    Lương hưu của A = 55% x Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 

    Trên đây là những công thức cơ bản tính tiền lương, trợ cấp theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

      • Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp thôi việc là: 1 năm 10 tháng và  được làm tròn thành 2 năm
      •  
      • Mức hưởng trợ cấp thôi =  ½ x 7.000.000 x 2 = 7.000.000 đồng

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    18531 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    huyhg22504c@st.uel.edu.vn (20/05/2024) Quanelvis (02/11/2018) acelifevn (02/11/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận