Công pháp quốc tế (Public international law) là ngành luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật... nảy sinh giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác với nhau.
Những vấn đề chủ yếu khi nghiên cứu môn Công pháp quốc tế:
- Lý luận chung về hệ thống Luật Quốc tế (khái niệm, đặc điểm, hệ thống các nguyên tắc cơ bản, cấu trúc, nguồn pháp lý)
- Những vấn đề lý luận cơ bản về quốc gia với tư cách là chủ thể cơ bản của luật quốc tế
- Kiến thức cơ bản về lý luận nguồn của luật quốc tế và mối quan hệ giữa các loại nguồn
- Nghiên cứu quốc gia và những vấn đề pháp lý liên quan đến quốc gia – chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế - như khái niệm, các yếu tố cấu thành, vấn đề công nhận quốc gia, chính phủ mới và hệ quả pháp lý, vấn đề kế thừa quốc gia à các nguyên tắc giải quyết kế thừa cho những trường hợp kế thừa cụ thể
- Những vấn đề pháp lý liên quan đên quốc tịch và những vấn đề pháp lý khác liên quan đến dân cư trong quan hệ quốc tế như chế độ pháp lý của người nước ngoài, cư trú chính trị, bảo hộ công dân,..
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ quốc gia như khái niệm, các bộ phận cấu thành cũng như tính chất chủ quyền quốc gia đối với từng vùng lãnh thổ, các nguyên tắc chiếm cứ và xác lập chủ quyền quốc gia
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến biên giới quốc gia như khái niệm, phân loại và các nguyên tắc xác dịnh Biên giới quốc gia trong trường hợp cụ thể
- Khái niệm, cách xác định và quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia
- Các vấn đề pháp lý liên quan đến pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ ngoại giao và lãnh sự cũng như cơ cấu tổ chức, chức năng, hoạt động và quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan kanhx sự và các thành viên của cơ quan
- Khái niệm, đặc điểm và phân loại tranh chấp quốc tế và các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế theo công pháp quốc tế
- Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý quốc tế, vấn đề truy cứu và thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế
Pháp luật quốc tế bao gồm Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế, vì vậy, hiểu rõ các vấn đề điều chỉnh để phân biệt hai ngành luật này
Các văn bản liên quan khi nghiên cứu môn Công pháp quốc tế
Bộ Luật Dân sự 2015
Luật Quốc tịch
Luật điều ước quốc tế 2016
Công ước viên 1980
Hiến chương Liên Hiệp Quốc
Một số câu hỏi ôn tập môn Công pháp quốc tế (xem chi tiết tại file đính kèm)
Cập nhật bởi Kimhuyentr ngày 19/04/2018 03:40:35 CH