Tổng hợp các chính sách về tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ tại Dự thảo Luật Nhà giáo

Chủ đề   RSS   
  • #617474 14/10/2024

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tổng hợp các chính sách về tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ tại Dự thảo Luật Nhà giáo

    Dự thảo Luật Nhà giáo đang nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân, đặc biệt là các nhà giáo thuộc đối tượng áp dụng của Luật này. Dự thảo Luật Nhà giáo mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến gồm có 71 Điều, trong đó vấn đề về tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ nhà giáo được nhiều người quan tâm nhất, cũng xảy ra nhiều luồng ý kiến nhất.

    Dự thảo Luật Nhà giáo sau khi chỉnh lý, tiếp thu đã có sự điều chỉnh ngắn gọn và thay đổi căn bản, giảm 26 điều từ 71 điều xuống 45 điều.

    Thứ nhất, chính sách về tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo

    Căn cứ tại Điều 25 Dự thảo Luật Nhà giáo

    (1) Tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm quỹ tiền lương như sau:

    - Lương cơ bản theo bảng lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp;

    - Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;

    - Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác.

    Đặc biệt, nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

    (2) Tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập và cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư do cơ sở giáo dục quyết định bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh quy định tại khoản 1 Điều này.

    (3) Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù theo quy định và chỉ được hưởng ở một mức cao nhất nếu chính sách đó trùng với chính sách dành cho nhà giáo.

    (4) Chính phủ quy định thang, bảng lương và các nội dung liên quan đến tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo.

    Ngoài ra, Theo đề xuất tại Điều 40 Dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có).

    Căn cứ theo Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, kể từ ngày 01/7/2024, giáo viên được hưởng 08 loại phụ cấp sau đây:

    - Phụ cấp kiêm nhiệm

    - Phụ cấp thâm niên vượt khung

    - Phụ cấp khu vực

    - Phụ cấp trách nhiệm công việc

    - Phụ cấp lưu động

    - Phụ cấp ưu đãi theo nghề

    - Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

    - Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập

    Như vậy, theo đề xuất của Dự thảo Luật Nhà giáo, chính sách lương của giáo viên sẽ bao gồm các khoản phụ cấp, trong đó có phụ cấp thâm niên. Do đó, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên.

    Xem thêm: Giáo viên có còn được hưởng phụ cấp thâm niên theo dự thảo Luật Nhà giáo không?

    Thứ hai, chính sách hỗ trợ nhà giáo

    Căn cứ tại Điều 26 Dự thảo Luật Nhà giáo

    (1) Chính sách hỗ trợ nhà giáo bao gồm:

    - Chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo;

    - Miễn giảm học phí cho con của nhà giáo đang trong thời gian công tác;

    Xem chi tiết tại: Đề xuất miễn học phí cho học sinh, sinh viên là con giáo viên

    - Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

    - Giảm giá vé phương tiện giao thông công cộng;

    - Phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ hoặc phổ cập giáo dục hoặc biệt phái hoặc dạy tăng cường hoặc dạy liên trường hoặc phải di chuyển để dạy ở các điểm trường tại các thôn, bản, phum, sóc;

    - Các chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo.

    (2) Ngoài chính sách chung quy định tại khoản 1 điều này, nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy giáo dục hòa nhập; nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số; nhà giáo dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật còn được hưởng một số chính sách hỗ trợ trong số các chính sách sau:

    - Nhà nước có chính sách đầu tư, xây dựng nhà công vụ có đủ điều kiện thiết yếu cho nhà giáo đến công tác tại nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

    - Thanh toán tiền tàu xe trong thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn khi nghỉ hằng năm, nghỉ ngày lễ, tết, nghỉ việc riêng về thăm gia đình theo quy định;

    - Chế độ phụ cấp, trợ cấp tùy theo đối tượng;

    - Các chính sách hỗ trợ khác cho nhà giáo.

    (3) Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách hỗ trợ nhà giáo bảo đảm cuộc sống, phát triển nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.

    (4) Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ nhà giáo.

    Thứ ba, chính sách thu hút nhà giáo

    Căn cứ tại Điều 27 Dự thảo Luật Nhà giáo

    (1) Nhà nước có chính sách thu hút nhà giáo như sau:

    - Thu hút người có trình độ cao, người có tài năng làm nhà giáo;

    - Thu hút nhà giáo về công tác và công tác lâu dài ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

    (2) Các đối tượng quy định tại (1) được hưởng một số chính sách thu hút trong số các chính sách sau:

    - Chính sách ưu tiên tuyển dụng;

    - Chế độ phụ cấp và trợ cấp thu hút;

    - Nhà giáo đến công tác tại nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được nhà nước đảm bảo nhà công vụ;

    - Chính sách đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ khác cho nhà giáo.

    (3) Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục có các chính sách thu hút nhà giáo phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ sở giáo dục.

    (4) Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến chính sách thu hút nhà giáo.

     
    752 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    tranvanphe1973 (22/10/2024) HuyenVuLS (15/10/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận