Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #509900 12/12/2018

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 124 lần


    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    >>> Các cặp thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn trong Luật đất đai

    >>> Tập hợp cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong lĩnh vực thuế

    >>> Phân biệt các cặp tội phạm dễ nhầm lẫn trong BLHS

    Để sử dụng đó một cách chính xác nhất, hạn chế sự nhầm lẫn thì chỉ có cách là chúng ta phải hiểu thật đúng và thật đầy đủ nghĩa của từ. Hôm nay mình hệ thống lại một số khái niệm liên quan đễn lĩnh vực hình sự để giúp chúng ta tránh được sự nhẫm lần trong khi nói cũng như khi viết.

    STT

    Thuật ngữ và ý nghĩa thuật ngữ

    1

    Bị can

    Bị cáo

    Là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự

     

    Là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử

    Khi có cáo trạng của VKS đồng thời Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì sẽ gọi là bị cáo

    2

    Người bị tạm giữ

    Người bị tạm giam

    Là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ

    Bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án, người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam

    3

    Người làm chứng

    Người chứng kiến

    Là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng

    Là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng

    4

    Đầu thú

    Tự thú

    Là việc người phạm tội sau khi đã bị phát hiện về hành vi phạm tội tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền

    Là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình trước khi bị phát hiện về hành vi đó

    5

    Áp giải

    Dẫn giải

    Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử

    Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định

    6

    Phạm tội 02 lần trở lên

    Tái phạm

    Là người phạm tội trước đó đã thực hiện cùng một tội từ 02 lần trở lên hoặc có thể có nhiều hành vi phạm tội ở các tội khác nhau nhưng chưa bị truy cứu khi vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

    Là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý

    7

    Che giấu tội phạm

    Không tố giác tội phạm

    Người không hứa hẹn trước mà che giấu về hành vi phạm tội

    Người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác

    8 Nghi can Nghi phạm
    Là người bị nghi là có liên quan đến vụ án và thuộc trường hợp chưa bị bắt Là người bị nghi là tội phạm, có dấu hiệu của một tội phạm và đã bị lệnh bắt

    Căn cứ:                      

    - Bộ luật Hình sự 2015

    - Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

    Luật Thi hành Tạm giữ, Tạm giam 2015

     
    11834 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    thoangnet (23/05/2019) ThuyDuyenMinhTuyet (14/12/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518663   22/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Bài viết thú vị, bạn đã tổng hợp được những thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn trong Bộ luật tố tụng hình sự mà nhiều khi người học luật còn khó phân biệt. Mình bổ sung thêm những thuật ngữ Miễn trách nhiệm hình sự - Loại trừ trách nhiệm hình sự - Miễn hình phạt - Miễn chấp hành hình phạt. Theo đó:

    Miễn Trách nhiệm hình sự là việc người phạm tội không phải chịu các hậu quả pháp lý hình sự từ hành vi phạm tội khi có các căn cứ theo luật định (nhưng có thể chịu các trách nhiệm về dân sự và hành chính). Người phạm tội đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm nhưng không phải chịu TNHS.

    Miễn hình phạt là việc người phạm tội không phải chịu hình phạt về tội mà mình bị kết án. Hành vi của người phạm tội đã cấu thành tội phạm và bị tuyên án là có tội nhưng không bị áp dụng hình phạt.

    Loại trừ trách nhiệm hình sự là việc người nào đó có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nhưng không bị coi là phạm tội và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Miễn chấp hành hình phạt là việc người bị kết án không phải chấp hành một phần hoặc toàn bộ hình phạt của bản án đã tuyên khi họ có đủ các điều kiện do Bộ luật Hình sự quy định.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    thoangnet (23/05/2019)
  • #518675   23/05/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


    Cảm ơn 2 bạn rất nhiều. Đúng là những thuật ngữ cơ bản nhưng dễ nhầm. Nhớ ngày đó khi đi học mình cứ đánh đồng 2 thuật ngữ "Loại trừ trách nhiệm hình sự" và "Miễn Trách nhiệm hình sự" suốt. 

     
    Báo quản trị |  
  • #527336   01/09/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về bài viết của bạn rất nhiều. tuy nhiên, mình muốn bổ sung them một số thuật ngữ gần giống nhau như: dâm ô, giao cấu, hiếp dâm, cưỡng dâm, cướp giật, trộm cắp, phạm tội và tội phạm, nhân thân và thân nhân, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.v.v

     
    Báo quản trị |  
  • #581751   27/03/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Thông tin bài viết chia sẻ của bạn rất hữu ích, bài viết tổng hợp những khái niệm rất dễ gây nhầm lẫn trong Hình sự, nhiều người vẫn hay đồng nhất những thuật ngữ đó với nhau. Hy vọng sẽ có nhiều người tham khảo bài viết của bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #583932   04/05/2022

    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Cám ơn bạn đã thông tin bài viết! Ngoài ra, nhiều bạn còn nhầm lẫn vô ý do cẩu thả và vô  ý vì quá tự tin.

    - Vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó theo Khoản 2 Điều 11 Bộ luật hình sự 2015.

    - Vô ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được theo Khoản 1 Điều 11 Bộ luật trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #585896   26/06/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Cảm ơn vì những thông tin mà bạn đã cung cấp. Bài viết mà bạn mang lại đã cung cấp cho mình được nhiều thông tin hữu ích về thuật ngữ trong hình sự. Đọc bài viết, mình đã có thể phân biệt các cặp thuật ngữ trong hình sự dễ gây hiểu nhầm. Bài viết của bạn thật sự rất hữu ích, hi vọng nhận được nhiều bài viết hơn từ bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #586794   29/06/2022

    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Trong Bộ luật hình sự 2015, có nhiều thuật ngữ rất dễ bị nhầm lẫn. Để những quy định của bộ luật này thực sự đi vào cuộc sống, đồng thời tránh được những hệ lụy do sự nhầm lẫn giữa các thuật ngữ thì chỉ có cách là phải hiểu thật đúng và thật đầy đủ nghĩa của từ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #587548   11/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Cảm ơn bài viết của bạn rất hay. Trong bộ luật này, có nhiều thuật ngữ rất dễ bị nhầm lẫn. Để những quy định của bộ luật này thực sự đi vào cuộc sống, đồng thời tránh được những hệ lụy do sự nhầm lẫn giữa các thuất ngữ thì chỉ có cách là phải hiểu thật đúng và thật đầy đủ nghĩa của từ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #588488   28/07/2022

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Cảm ơn tác giả đã tổng hợp thành một bài viết các thuật ngữ dễ bị nhầm lẫn. Mình cũng từng bị nhầm lẫn về các thuật ngữ như bị can,bị cáo hoặc là người bị tam giam, người bị tam giữ. Qua bài viết của bạn mình đã dễ dàng phân biệt được các thuật ngữ này trong pháp luật hình sự

     
    Báo quản trị |  
  • #588530   28/07/2022

    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Cảm ơn bài viết rất hữu ích của bạn. Thật ra trước đây khi chưa học Luật hình sự, mình cũng nghĩ rằng đầu thú và tự thú là một. Tuy nhiên sau khi qua quá trình học tập, tìm hiểu, mình mới biết được đầu thú và tự thú là hai thuật ngữ pháp lý khác nhau hoàn toàn. Do nó thường được dùng trong hình sự và khá phổ biến trong đời sống nên có giai đoạn mình đã hiểu sai lệch về ý nghĩa của chúng.

     
    Báo quản trị |  
  • #589111   31/07/2022

    vuthienan134
    vuthienan134
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (352)
    Số điểm: 3840
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Cảm ơn bài viết của bạn rất nhiều. Những thuật ngữ liên quan đến hình sự thật sự rất dễ gây nhầm lẫn. Người học Luật nhiều khi còn có sự nhầm lẫn trong những thuật ngữ đấy thì việc người dân người ta không thể hiểu rõ là điều hiển nhiên. Nhưng bài viết của bạn rất chi tiết nên mọi người sẽ có cái nhìn và hiểu sâu hơn về những thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn trong hình sự. Mong được đón nhận những bài viết khác của bạn trong tương lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #589551   11/08/2022

    Tổng hợp các cặp thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong Hình sự

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Một trong những thuật ngữ nhầm lẫn là bản lãnh và bảo lĩnh. Sự khác nhau cơ bản về bảo lãnh và bảo lĩnh là: bảo lãnh là một biện pháp được dùng trong pháp luật dân sự, còn bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn dùng trong tố tụng hình sự. Bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau: “1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh…”

     

     
    Báo quản trị |