Tổng cục thuế giải đáp một số vướng mắc liên quan đến quyết toán thuế TNDN năm 2021

Chủ đề   RSS   
  • #581934 29/03/2022

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Tổng cục thuế giải đáp một số vướng mắc liên quan đến quyết toán thuế TNDN năm 2021

    Năm 2021, Công ty chi tiền mặt cho các hộ dân chịu ảnh hưởng covid 19 thông qua UBND, có biên bản xác nhận ủng hộ, chứng từ thanh toán. Vậy công ty chúng tôi có được xác định đó là chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN không?

    Trường hợp năm 2021 Công ty phát sinh khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền, hiện vật cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam thông qua các đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.Hồ sơ xác định khoản chi ủng hộ, tài trợ đơn vị thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ.

     

    Công ty đã trả đủ tiền lương hàng tháng cho các F1 và F0 trong năm 2021. Công ty đã có quy chế tài chính về việc chi trả lương F1 F0. Công ty có được đưa vào chi phí được khấu trừ tính thuế TNDN không? Công ty có được đưa vào chi phí được khấu trừ tính thuế TNDN nếu khoản chi này được chi từ quỹ phúc lợi 1 tháng lương không?
     

    Trường hợp Công ty đã chi trả tiền lương hàng tháng cho người lao động là F1, F0 mà khoản chi này được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
     
    Trường hợp khoản chi nêu trên có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
     
    quyet-toan-thue-tndn-2021
     
    Trong năm 2021, Công ty chỉ hoạt động 3 tháng, còn lại phải tạm ngừng hoạt động để phòng chống dịch theo yêu cầu của cơ quan nhà nước. Vây xin hỏi toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ CCDC, Công ty có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN không?
     
    Về chính sách thuế TNDN đối với trường hợp tạm dừng hoạt động một số tài sản cố định do dịch covid-19, Bộ Tài chính đã hướng dẫn tại công văn số 12452/BTC-TCT ngày 9/10/2020. Theo đó, do ảnh hưởng của dịch covid-19 dẫn tới nhu cầu thị trường sụt giảm, doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng hoạt động một số tài sản cố định dưới 9 tháng trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó tài sản cố định tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thuộc trường hợp tạm thời dừng do sản xuất theo mùa vụ quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.
     
    Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

    >>> Kéo xuống để xem thêm

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    677 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #581937   29/03/2022

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    DN chúng tôi là Công ty 100% vốn nước ngoài, có doanh thu hàng năm 100% từ xuất khẩu. Chúng tôi có phát sinh khoản vay vốn từ công ty mẹ; năm 2019, chi phí lãi vay chưa thanh toán là 600tr VNĐ, năm 2020 là: 500tr VNĐ (Công ty không tính vào chi phí được trừ của cả hai năm do chưa thanh toán). Năm 2021, Công ty thanh toán lãi vay năm 2019 và 2020 là 1.100tr. Theo NĐ 132/2020, mức trần lãi vay được trừ năm 2021 là: 1.200tr. Vậy, 1.100tr lãi vay của năm 2019 và 2020 đã thanh toán năm 2021 có được tính vào chi phí được trừ năm 2021 không?

    Công ty vay vốn từ Công ty mẹ, năm 2019 chưa thanh toán 600tr VNĐ, năm 2020 là 500 tr VNĐ thì khoản chi phí lãi vay của 2 năm chưa thanh toán là chi phí lãi vay phát sinh tương ứng với doanh thu của kỳ tính thuế năm 2019 và năm 2020. Công ty phải xác định chi phí lãi vay được trừ của năm 2019, 2020 theo quy định của Nghị định số 68/2020/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP nếu thuộc phạm vi điều chỉnh của 02 Nghị định này. Thời điểm Công ty chi trả chi phí lãi vay vào năm 2021 là thực trả, nếu khoản chi phí lãi vay này không tương ứng với doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2021 thì Công ty không được tính vào chi phí được trừ của năm 2021.

     

    Xin hỏi: “Chi phí tổ chức hội thảo" diễn ra giữa các đơn vị có quan hệ mua bán hàng hoá, có đầy đủ hồ sơ chứng từ, có được đua vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
     

    Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính (sửa đổi bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN: “1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1.Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 2.Khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. 3.Khoản chi nêu có đủ hóa đơn mua hoàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.…”
     
    Nếu khoản chi phí tổ chức hội thảo của Công ty liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
     
    Đề nghị Công ty căn cứ các quy định nêu trên và hồ sơ chứng từ liên quan đến khoản chi phí hội nghị, liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn thực hiện đúng quy định.
     
     
    Doanh nghiệp mới thành lập được ưu đãi theo địa bàn khu công nghiệp (miễn 2 giảm 4) có phát sinh hoạt động thương mại tại địa bàn khó khăn. Hoạt động này có được hưởng ưu đãi thuế hay không?

    Tại khoản 17  Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định về thuế TNDN quy định:
     
    “17. Bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 19 như sau:
     
    đ) Thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ phát sinh ngoài khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và địa bàn ưu đãi thuế không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 4 và Điều 15, Điều 16 Nghị định này.”
     
    Theo quy định của pháp luật thuế TNDN hiện hành thì ưu đãi thuế TNDN áp dụng đối với dự án đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo điều kiện thực hiện dự án tại khu công nghiệp thì các khoản thu nhập từ dự án đầu tư tại địa bàn khu công nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN (trừ một số khoản loại trừ như: thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản,....). Thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ phát sinh ngoài khu công nghiệp và địa bàn ưu đãi thuế không áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
     
    Trường hợp của đơn vị hỏi không nêu rõ cụ thể dự án đầu tư của doanh nghiệp, không nêu rõ thời điểm được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Do đó, đề nghị đơn vị căn cứ văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế TNDN và tình hình thực tế thực hiện dự án và khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động thương mại để xác định ưu đãi thuế TNDN đối với dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

    >>> Kéo xuống để xem thêm

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
  • #581939   29/03/2022

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Tiền nộp hộ thuế nhà thầu nước ngoài có được coi là khoản chi hộ trong báo cáo giao dịch liên kết không?

    Căn cứ quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP ngày 5/11/2020 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 103/2014/T-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính thì Trường hợp, nhà thầu nước ngoài không đáp ứng được điều kiện để kê khai, nộp thuế nhà thầu tại Việt Nam thì Bên Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay thuế nhà thầu trước khi thanh toán cho nhà thầu nước ngoài. Khoản này không được xác định là khoản nộp hộ trong báo cáo giao dịch liên kết.

     

    Công ty em có vay của giám đốc 30 tỷ và có phát sinh lãi vay 2.4 tỷ, như vậy có được xem là giao dịch liên kết không? Nếu có, xin hướng dẫn cách kê khai phụ lục 1 giao dịch liên kết.
     

    Tại điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định: “l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.” .
     
    Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty vay của Giám đốc với mức vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay tiền giữa Công ty với Giám đốc là giao dịch liên kết.
     
    Về việc kê khai phụ lục 1 giao dịch liên kết: Trong thông báo nâng cấp ứng dụng HTKK trên cổng thông tin của Tổng cục Thuế đã có tài liệu hướng dẫn chi tiết cho nội dung bạn hỏi. Bạn truy cập cổng thông tin của Tổng cục Thuế và tải tài liệu theo link sau: http://gdt.gov.vn/wps/portal/home/hotrokekhai?1dmy¤t=true&urile=wcm:path:/gdt+content/sa_gdt/htkk/soft_sup_declares

     
    Năm 2021 những Doanh nghiệp nào thuộc đối tượng được miễn giảm 30% thuế TNDN?

    Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định:
     
    “2. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này, có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019.
     
    Không áp dụng tiêu chí doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 đối với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020 và năm 2021.
     
    a) Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định theo năm tài chính áp dụng quy định tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
     
    b) Doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.
     
    - Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì doanh thu của kỳ tính thuế đó được xác định bằng doanh thu thực tế trong kỳ tính thuế chia (:) cho số tháng doanh nghiệp thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế nhân (x) với 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong tháng thì thời gian hoạt động được tính đủ tháng.
     
    Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập là năm 2020 hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản là năm 2022 mà có thời gian ngắn hơn 03 tháng và doanh nghiệp được cộng vào kỳ tính thuế năm 2021 để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc xác định doanh thu và số thuế được giảm chỉ áp dụng đối với 12 tháng của kỳ tính thuế năm 2021.”
     
    Nếu Công ty đáp ứng các điều kiện nêu trên thì Công ty được giảm thuế TNDN theo quy định.

    >>> Kéo xuống để xem thêm

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
  • #581940   29/03/2022

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Công ty tôi mới thành lập vào đầu năm 2021. Doanh thu năm 2021 đạt gần 2 tỷ. Vậy xin hỏi Công ty tôi có được giảm 30% thuế TNDN của năm 2021 ko?
     

    Theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019. Không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 đối với trường hợp DN mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020, năm 2021.
     
    Theo đó, DN của bạn được thành lập năm 2021, có doanh thu năm 2021 gần 2 tỷ đồng thì không áp dụng tiêu chí doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019 nên thuộc đối tượng giảm thuế TNDN theo quy định nêu trên.
     
     
    Trong năm 2021, doanh nghiệp chúng tôi có doanh thu từ nhiều hoạt động, ví dụ như doanh thu bán hàng thành phẩm, doanh thu thanh lý tài sản cố định, doanh thu từ hoạt động lãi tiền cho vay... Xin hỏi doanh thu nào của doanh nghiệp được tính để được miễn giảm thuế TNDN năm 2021?
     
    Doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Do đó, doanh thu từ hoạt động bán thành phẩm tính vào doanh thu để xét giảm thuế TNDN theo quy định. Doanh thu từ hoạt động thanh lý tài sản và hoạt động cho vay không tính vào doanh thu để xét giảm thuế TNDN.
     
     
    Trong quá trình đầu tư, nếu doanh nghiệp bổ sung ngành nghề so với giấy chứng nhận đầu tư lần đầu và ngành nghề bổ sung này đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo khu vực thì doanh thu có được từ ngành nghề mới bổ sung đó có thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập theo khu vực hay không?
     
    Ngoài ra, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và bổ sung ngành nghề trong quá trình đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu từ ngành nghề mới bổ sung đó có được hưởng ưu đãi thuế trong thời gian còn lại của dự án đầu tư lần đầu không?

    Từ năm 2014, ưu đãi thuế TNDN áp dụng theo Dự án đầu tư (không áp dụng theo đối tượng là pháp nhân – doanh nghiệp). Theo đó, ưu đãi thuế TNDN áp dụng đối với thu nhập phát sinh từ dự án đầu tư mới hoặc thu nhập từ dự án đầu tư mở rộng.
     
    Điểm 5c Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung Giấy phép đầu tư của dự án đã đi vào hoạt động mà không thay đổi điều kiện đang được hưởng ưu đãi.
     
    Do đó, việc xác định ưu đãi thuế TNDN đối với việc bổ sung hoạt động kinh doanh trong quá trình đầu tư và hoạt động cần căn cứ tình hình thực tế hoạt động việc bổ sung ngành nghề này thuộc phạm vi dự án đầu tư mới của doanh nghiệp hay là dự án đầu tư mở rộng, từ đó mới có cơ sở xác định ưu đãi thuế TNDN phù hợp theo quy định.
     
    Đề nghị Công ty cung cấp hồ sơ cụ thể cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể căn cứ theo tình hình thực tế Công ty đáp ứng.

    >>> Kéo xuống để xem thêm

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
  • #581941   29/03/2022

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Công ty là doanh nghiệp sản xuất phần mềm có trụ sở chính tại Hà Nội và hai chi nhánh phụ thuộc tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, hiện đang được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo ngành nghề. Theo quy định trước đây thuế TNDN phải nộp được phân chia theo tỷ lệ chi phí các nơi. Theo quy định mới thì thuế TNDN phải tách riêng hoạt động ưu đãi và không hưởng ưu đãi. Trong đó hoạt động ưu đãi cần theo dõi được doanh thu – chi phí phát sinh để tính riêng thuế phải nộp cho địa bàn của chi nhánh. Do công ty không theo dõi được doanh thu riêng, các chi nhánh phải hạch toán phụ thuộc. Vậy với thay đổi như thế này, công ty sẽ xác định doanh thu của hoạt động hưởng ưu đãi ba nơi như thế nào, do tính chất công việc lập trình, các bạn ở ba nơi vẫn cùng tham gia dự án chung.
     

    Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh phụ thuộc khác tỉnh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có chi nhánh phụ thuộc có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
     
    Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
     
    Trường hợp trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp không tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế và thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế thì phần thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế xác định bằng (=) tổng thu nhập tính thuế nhân (x) với tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh ưu đãi thuế so với tổng doanh thu hoặc tổng chi phí được trừ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.
     
    Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.
     
     
    Công ty tôi là Chủ đầu tư dự án bất động sản có nhiều dự án đầu bất động sản nhà ở để bán ở các tỉnh, thành phố khác nhau. Theo quy định trước đây về thuế GTGT thì Công ty tôi nộp mẫu 05/GTGT vãng lai ở các tỉnh, thành phố này và sau đó bù trừ số đã nộp ở địa phương nơi có dự án Bất động sản với số phải nộp tại Trụ sở chính. Xin hỏi, theo quy định tại Nghị định số 126 năm 2020 và Thông tư số 80 năm 2021 thì hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án bất động sản nhà ở để bán sẽ kê khai trên mẫu 01/GTGT hay kê khai mẫu 05/GTGT?
     
    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC: Trường hợp Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng tại địa bàn tỉnh khác với nơi Doanh nghiệp đóng trụ sở chính thì thực hiện nộp tờ khai 01/GTGT đối với hoạt động này cho CQT nơi có hoạt động chuyển nhượng BĐS.
     
    Trường hợp DN có hoạt động chuyển nhượng BĐS (không phải là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng) tại địa bàn tỉnh khác với nơi NNT đóng trụ sở chính thì thực hiện nộp tờ khai 05/GTGT đối với hoạt động này cho CQT nơi có hoạt động chuyển nhượng BĐS.

     

    Năm 2021, nếu DN chưa nộp đủ số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm thì DN có bị cơ quan thuế xử phạt không?

    Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quý đầu năm (75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm) thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
     
    Hiện nay Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đang lấy ý kiến để báo cáo Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung quy định nêu trên theo hướng sau: trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý đầu năm (80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm) thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước. Quy định sửa đổi này dự kiến áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2021.
     
    Tuy nhiên, trong thời gian Nghị định sửa đổi, bổ sung chưa được ban hành, Tổng cục Thuế tạm thời chưa tính tiền chậm nộp đối với số thuế tạm nộp 03 quý còn thiếu của kỳ tính thuế năm 2021 theo quy định tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP nêu trên.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |  
  • #581942   29/03/2022

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Công ty có trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh ở Hưng Yên có mã số thuế riêng. Chi nhánh hạch toán phụ thuộc nhưng từ trước vẫn kê khai thuế GTGT của chi nhánh ở Hưng Yên, thuế TNCN và thuế TNDN kê khai, quyết toán cùng với công ty mẹ tại Hà Nội. Vậy xin hỏi theo Thông tư 80 thì công ty có phải tách riêng khi kê khai, nộp thuế TNDN cho chi nhánh Hưng Yên không?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì:
     
    Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế cho toàn bộ hoạt động SXKD tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ trường hợp phải kê khai riêng quy định tại điểm h khoản 1 và điểm a khoản 6 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
     
     Trường hợp người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác tỉnh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì:
     
    - Tạm nộp TNDN quý: Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng tỉnh nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
     
    - Khai quyết toán năm: NNT xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN, 03-3D/TNDN kèm theo hồ sơ quyết toán thuế và nộp cho cơ quan thuế nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
     
    Người nộp thuế thực hiện kê khai tổng hợp toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế trên tờ khai 03/TNDN tại trụ sở chính.
     
    Trường hợp người nộp thuế thuộc trường hợp phân bổ thuế TNDN theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì người nộp thuế tính phân bổ, kê khai thuế TNDN theo quy định tại khoản 2,3 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.

     

    Năm 2021, công ty tôi bị lỗ. Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN, tôi chỉ điền được chỉ tiêu B13, B14 là số âm, còn tại chỉ tiêu C1 đánh được số dương, nhưng không đánh được số âm. Xin hỏi trường hợp này tôi phải làm thế nào?

    Tại phiên bản HTKK 4.7.4 thì đã ràng buộc chỉ tiêu C1 đang tổng hợp bằng chỉ tiêu B14. Do vậy khi bạn nhập chỉ tiêu B14 âm thì chỉ tiêu C1 sẽ tự động cập nhật là số âm theo chỉ tiêu B14.

     

    Công ty tôi có 2 đơn vị phụ thuộc ở 2 tỉnh khác nhau đang hưởng ưu đãi. Xin hỏi phải kê khai như thế nào vì chỉ tiêu 09 phụ lục 03-3a chỉ cho chọn được một tỉnh?

    Tại ứng dụng HTKK, Anh/chị kéo xuống phía cuối phụ lục 03-3a và thực hiện chọn "Thêm trang phụ lục" để thực hiện khai mỗi trang phụ lục cho 1 tỉnh khác nhau.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |