Tội trộm cắp tài sản hay chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có

Chủ đề   RSS   
  • #486811 12/03/2018

    Tội trộm cắp tài sản hay chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có

    Xin chào các bạn trong diễn đàn. Mình gặp tình huống như sau, mong nhận được sự tư vấn của mọi người. 

    A làm việc gia công màn hình điện thoại trong công ty, ngày 05/8/2017 A được giao gia công 1000 màn hình điện thoại, nhưng khi nhận màn hình A phát hiện thừa 08 màn hình ( A nhận được 1008 màn hình ). sau khi gia công A nộp 1000 màn hình cho công ty và bí mật giữ lại 08 màn hình thừa để giấu đi. Số màn hình trên A giữ lại để phòng sau này nếu gia công hỏng màn hình thì sẽ lấy các màn hình trên để thay ( nếu gia công hỏng sẽ bị phạt tiền ). A giấu ở nhiều nơi trong công ty do lo sợ bị phát hiện. 

    Ngày 13/8/2017, A nhờ B là thủ kho giữ hộ 08 màn hình trên và nói đây là tài sản A lấy được của công ty, nhờ B giữ hộ khi nào cần sẽ lấy, B đồng ý.

    Ngày 17/8/2017, B nảy sinh ý định chiếm đoạt số màn hình trên để bán lấy tiền tiêu thu vì B biết đây là tài sản A trộm cắp nên nếu A đòi B nói là có người phát hiện lấy đi rồi thì A cũng không giám làm gì. Đến trưa ngày 17/8/2017, B mang số màn hình trên ra cổng thì bị bảo vệ công ty phát hiện và lập biên bản. 

    Tài sản trị giá 23.000.000đ. 

    Các bạn cho mình ý kiến:

    A và B phạm tội gì?

    (Theo mình A phạm tội Trộm cắp tài sản, B phạm tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng KSV truy tố A và B phạm tội Trộm cắp tài sản)

     

     
    6287 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #486863   12/03/2018

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần
    Lawyer

    Theo mình thì cả hai phạm tội trộm cắp tài sản. Với A thì hành vi khách quan đã rõ. Còn đối với B cũng có hành vi tương tự, mặc dù tài sản mà B chiếm được là bởi hành vi trộm cắp của A, nhưng B cũng vẫn lén lút chiếm đoạt, chỉ khác một chút là nguồn gốc tài sản mà B đã chiếm hữu được. 

    Trân trọng!

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn caythongnoel vì bài viết hữu ích
    Hoangxuanloc (13/03/2018)
  • #497558   22/07/2018

    Chào bạn ! 

    Đối với tình huống của bạn mình có ý kiến chia sẻ như sau:

    1. Như thế nào là tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự 2015?

    Theo quy định tại Điều 173 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội trộm cắp tài sản như sau:

    “1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

    2. Trong tình huống này, theo mình cả A và B đều phạm tội trộm cắp tài sản

    -  Về hành vi. Cả A và B đều có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý, đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một cách trái pháp luật.

     A có hành vi khách quan rõ ràng, còn B đã có hành vi trộm cắp tài sản của A ( mặc dù biết tài sản A có được là do trộm cắp mà có) nhưng B có hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản đó.

    Tuy nguồn gốc tài sản mà B trộm cắp là tài sản do A ( trộm cắp mà có ) nhờ B giữ hộ nhưng xét về hành vi của B thì theo mình B cũng phạm tội trộm cắp tài sản theo điều 173 BLHS 2015.

    Xin cảm ơn.

     
    Báo quản trị |