Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

Chủ đề   RSS   
  • #475239 18/11/2017

    Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

    Các bạn tư vấn giúp mình. Trường hợp công chức thiếu trách nhiệm do chủ quan nên làm thất thu ngân sách nhà nước gần 2 tỉ đồng và bị tạm giam theo điều 285 luật hình sự nhưng bị cáo đã chủ động khác phục từ cá nhân mình khoản 400 trăm/2 tỉ. Nếu thế thì người phạm tội bị xét xử ra sao. Trình tự tố tụng như thế nào . Đặc biệt người bị tạm giữ năm 2017 nhưng vụ việc xảy ra năm 2014 như vậy áp dụng bộ luận tố tụng và hình sự nào.

     
    16426 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tuyetkhuong vì bài viết hữu ích
    MayDuong (23/09/2018) chiakinguyen (20/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #475341   20/11/2017

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Chào bạn , sự việc xảy ra năm 2014, đến 2017 mới bắt đầu xử hay sao? Nếu vậy, thì áp dụng Bộ luật hình sự 1999, và trường hợp chủ động khắc phục hậu quả được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

    1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chiakinguyen vì bài viết hữu ích
    tuyetkhuong (20/11/2017)
  • #502884   23/09/2018

    Theo quy định về khung hình phạt cho tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định tại điều 360 Bộ luật hình sự 2015:

    "1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:

    a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Làm chết 02 người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, trừ trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

    Trường hợp này, người đó gây thiệt hại 2 tỷ nên thuộc khung hình phạt tù từ 7 đến 12 năm. Tuy nhiên xét đến việc người này có tự nguyện nộp 400 triệu để khắc phục một phần hậu quả nên thuộc trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 "Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả", do đó có thể hưởng mức phạt tù nhẹ nhất trong khung 7- 12 năm. 

    Và việc áp dụng bộ luật nào để xét xử thì theo nguyên tắc là áp dụng bộ luật nào có lợi hơn cho người phạm tội, theo đó thì Bộ luật Hình sự 2015 có lợi hơn cho người phạm tội nên được áp dụng để xét xử. 

     
    Báo quản trị |