Tội tàng trữ, mua bán chất phóng xạ

Chủ đề   RSS   
  • #497201 17/07/2018

    pcmsb

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/06/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội tàng trữ, mua bán chất phóng xạ

    Dear các anh/chị!

    Anh/chị luật sư cho em hỏi liên quan đến tội tàng trữ, mua bán chất phóng xạ.

    Theo quy định của Bộ luật hình sự tại Điều 309 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân.

    Em muốn làm rõ những vấn đề sau:

    Thứ nhất, có văn bản nào quy định danh mục cụ thể chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân.

    Thứ hai, có quy định về việc cấp phép để được mua bán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân hay không? Quy định ở văn bản nào?

    Thứ ba, cấu thành của tội này là gì?

     

     
    5333 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #497212   17/07/2018

    hoangvinh97
    hoangvinh97

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2017
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn,

    Về các câu hỏi của bạn, tôi xin có câu trả lời như sau:

    1. Về danh mục chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, bạn có thể tham khảo khoản 15 và 16 Điều 3 của Luật Năng lượng hạt nhân 2008

      "Điều 3: Giải thích từ ngữ:

          15. Vật liệu hạt nhân nguồn là một trong các vật liệu sau đây: urani, thori dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng; urani chứa thành phần đồng vị urani 235 ít hơn urani trong tự nhiên; các quặng chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng; các hợp chất của thori và urani khác chưa đủ hàm lượng để được xác định là vật liệu hạt nhân.

          16. Vật liệu hạt nhân là vật liệu có khả năng phân hạch bao gồm plutoni có hàm lượng đồng vị plutoni 238 không lớn hơn 80%, urani 233, urani đã làm giàu đồng vị urani 235 hoặc đồng vị urani 233, urani có thành phần đồng vị như trong tự nhiên trừ urani dưới dạng quặng hoặc đuôi quặng."

    Ngoài ra bạn tham khảo thêm chương II thông tư số 23/2012/TT-BKHCN hướng dẫn về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ.

    2. Đối với thủ tục cấp phép mua bán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, bạn có thể tham khảo thêm mẫu số 14 đến 20 của Quyết định 3956/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2015 và Quyết định số 1180/QĐ-BKHCN ngày 17/5/2016 của bộ KH&CN: 

    "14.  Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (xuất khẩu chất phóng xạ).

    15.  Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (xuất khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân)

    16.  Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (nhập khẩu chất phóng xạ)

    17.  Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (nhập khẩu vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân)

    18.  Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ)

    19.  Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (đóng gói, vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn và vật liệu hạt nhân)

    20.  Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (vận chuyển quá cảnh chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn và vật liệu hạt nhân)"

    3. Cấu thành tội phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân:

    - Về chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi luật định.

    - Về khách thể: Tội xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân. 

    - Mặt chủ quan: Lỗi cố ý

    - Mặt khách quan:

    +) Có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép. 

    +) Người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Hành vi chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là hành vi cướp, cưỡng đoạt, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt, trộm cắp... chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Hành vi chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân cũng tương tự như hành vi chiếm đoạt tài sản, tức là người phạm tội phải có ý thức chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân ngay trước, trong khi thực hiện hành vi khách quan của tội phạm, chỉ khác nhau về đối tượng chiếm đoạt.

    +) Lưu ý đối với hậu quả của hành vi phát tán chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết. Đây là căn cứ định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự. 

    Mong câu trả lời của tôi đã giúp bạn giải đáp được phần nào câu hỏi của bạn.

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |  
  • #497225   17/07/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 58 lần


    - Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là:

    Khách thể: Tội xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Đối tượng tác động của tội phạm này là chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Khi xác định đối tượng tác động có phải là chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân hay không các cơ quan tiến hành tố tụng cần tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc trưng cầu giám định.

    Chủ thể: Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.

    Mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là cất giấu, cất giữ chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích vận chuyển, hay mua bán chúng.

    Hậu quả của hành vi sản xuất chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết. Đây là căn cứ định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện.

     
    Báo quản trị |  
  • #497243   17/07/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

                Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của điều luật; người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

     2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

                Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chấp phóng xạ là tội xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với chất phóng xạ.

                Đối tượng tác động của tội phạm này là chất phóng xạ. Chất phóng xạ là nhân tố sát thương của vũ khí hạt nhân, gồm những đồng vị không bền của các nguyên tố hóa học có khả năng phát ra các chùm An-pha, Bê-ta, Gam-ma...Tác hại đặc trưng của chất phóng xạ là gây bệnh đối với người và động vật.

                Khi xác định đối tượng tác động có phải là chất phóng xạ hay không các cơ quan tiến hành tố tụng cần tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc trưng cầu giám định.

    Hậu quả

                Hậu quả của hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này nhưng việc xác định hậu quả là rất cần thiết. Nếu hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy trường hợp, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

                Người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ là do cố ý, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái phép (trừ hành vi chiếm đoạt) nhưng vẫn thực hiện.

                Nếu vì lý do nào đó mà người phạm tội không nhận thức được hoặc không buộc phải nhận thức được hành vi của mình là trái phép thì không thuộc trường hợp phạm tội này.

     
    Báo quản trị |