Tội phạm là những kẻ yếu đuối

Chủ đề   RSS   
  • #204586 31/07/2012

    ngongoctrai

    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2110
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 136 lần


    Tội phạm là những kẻ yếu đuối

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

    LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN XẢY RA TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY, HÀ NỘI

    Theo thông tin Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhanh chóng thu thập được, kẻ thủ ác trong vụ trọng án xảy ra tại thị xã Sơn Tây là Đặng Trần Hoài, sinh năm 1986, ở  Hà Đông, Hà Nội. Tên Hoài đã thực hiện hành vi hiếp dâm một cháu bé 9 tuổi và giết hại cháu bé 4 tuổi, cả hai là con gái của anh Khuất Duy Hiền trú tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây (Hà Nội).

    Vụ án này tiếp tục là hồi chuông giục giã cho thấy sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Khi một vụ trọng án xảy ra những tưởng nghiêm trọng đến thế thì thôi, tội ác đến đó cũng là tận cùng rồi, nhưng sau đó thì sao? Tội ác vẫn tái diễn xuất hiện trên các báo, hình như xã hội không rút ra được bài học gì hoặc không chuyển được những bài học thành hành động cụ thể để đưa đến thay đổi.

    Qua vụ án này người viết xin đưa ra một số nhận định trao đổi cùng bạn đọc như sau:

    Tội phạm thực chất là những kẻ yếu đuối

    Nhiều người cho rằng tội phạm là những kẻ to gan lớn mật, không run sợ khi thực hiện tội ác, có bản lĩnh khác thường, sẵn sàng chấp nhận cái chết. Đây là suy nghĩ cần loại bỏ bởi nó rất nguy hại đưa dẫn đến tâm lý phạm tội, tâm lý coi thường mạng sống của chính mình và người khác. Vì suy nghĩ như thế nên trong thực tế có hiện tượng phạm tội để chứng tỏ bản lĩnh, phạm tội để lấy số má trong giới giang hồ. Nhiều thanh thiếu niên khi thấy được thông tin tội phạm thì cười cợt tôn vinh kẻ phạm tội là đại ca máu lạnh, tự tạo suy nghĩ dám phạm tội, coi thường mạng sống, coi thường cái chết.

    Đây là tâm lý không tốt chút nào trong việc tôn trọng pháp luật, tôn trọng các chuẩn mực xã hội.

    Kẻ phạm tội thực ra là người yếu đuối khi không đủ khả năng, không đủ bản lĩnh dám sống theo các khuôn thước đời sống cộng đồng. Kẻ tội phạm yếu đuối vì không khống chế được dục vọng bản thân, để cho dục vọng lôi kéo xâm phạm tới các chuẩn mực giá trị đạo đức.

    Cuộc sống luôn có khó khăn thử thách, đó là vấn đề của mỗi người, của tất cả mọi người không phải chỉ riêng kẻ phạm tội mới gặp vướng mắc. Nhưng chỉ người mạnh mẽ mới vượt thoát lên trên những rắc rối mà vẫn tôn trọng các chuẩn mực giá trị, tôn trọng người khác, tôn trọng luật pháp.

    Kẻ phạm tội khi gặp thử thách thì yếu đuối không vượt lên được mà chui ngang, đục bỏ những giá trị đời sống, chúng yếu đuối đến nỗi không thể hành xử một cách bình thường như bao người khác.

    Trong vụ án này kẻ tội phạm đã để cho dục vọng bản năng vượt thoát khỏi lý trí, lấn át cả lý trí, một kẻ không khống chế được dục vọng bản năng thì không được coi là mạnh mẽ.

    Cha anh ta khi trong chiến tranh chiến đấu với kẻ thù, chứng kiến va chạm với những điều khủng khiếp. Nhưng khi trở về với đời thường thì sống tuân theo luật pháp, vẫn tôn trọng các khuôn thước chuẩn mực đạo đức xã hội. Đó mới thực sự là những người mạnh mẽ. Chỉ những người vượt thoát lên khỏi những khó khăn mà vẫn tôn trọng luật pháp, tôn trọng các khuôn thước chuẩn mực, đó mới là người mạnh mẽ.

    Bằng các phương tiện truyền thông, thông qua đời sống văn hóa, chúng ta cần làm rõ và mô tả chân thực chính xác tội phạm là những kẻ yếu đuối, không có gì ghê gớm đáng nể ở một tên tội phạm. Tội phạm cần ở đúng vị trí xứng đáng dành cho chúng, đó là những kẻ yếu đuối, những kẻ thấp kém vì không thể hành xử một cách bình thường như những người bình thường.

    Tội phạm cũng là nạn nhân

    Mỗi vụ án đặt ra vấn đề trách nhiệm của toàn xã hội. Không được suy nghĩ đơn giản trừng trị kẻ phạm tội là xong, như thế thực chất là lảng tráng rũ bỏ trách nhiệm.

    Trừng trị kẻ tội phạm không phải là vấn đề quan trọng nhất, quan trọng nhất là đánh giá tổng thể tìm ra căn nguyên của vấn đề để có hướng tháo gỡ ngăn ngừa tội phạm, việc này khó nhưng không thể không làm, không được tránh việc khó.

    Chúng ta cần nhìn một loạt các vụ trọng án gần đây như một vấn nạn, vấn nạn này có nguyên nhân gắn liền với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội.

    Tội phạm là những kẻ bị bế tắc, hành vi phạm tội chính là sự khai thông bế tắc, nhưng thay vì bằng con đường hợp pháp, kẻ phạm tội lại thực hiện giải pháp bất hợp pháp.

    Tên tội phạm trong vụ án này 26 tuổi, vợ hắn mới sinh con được 10 ngày, mục đích phạm tội của hắn là hiếp dâm, phải chăng ở thời điểm phạm tội hắn đã bị nhục dục hun đúc lôi kéo?

    Pháp luật hiện tại xác định việc mua bán dâm là không hợp pháp. Do vậy nếu tuân thủ luật pháp thì khi vợ mang bầu mà có nhu cầu tình dục thì cũng không được đi mua bán dâm. Quy định như vậy liệu có đảm bảo yếu tố khoa học pháp lý, khoa học tâm lý hay không?

    Khi bị thúc giục bởi nhục dục bản năng, kẻ tội phạm có thể lựa chọn giữa việc mua bán dâm và hiếp dâm. Quy định hiện tại, mua dâm hay hiếp dâm đều là phạm pháp, đều có mặc cảm tội lỗi.

    Nếu pháp luật thay đổi, cho việc mua bán dâm là hợp pháp, thì những kẻ như tên tội phạm trong vụ án này sẽ có cách thức để giải thoát dục vọng bản năng mà không bị mặc cảm tội lỗi. Hắn sẽ được lựa chọn giữa phạm pháp và không phạm pháp, thay vì ở giữa hai hình thức phạm pháp như hiện thời.

    Trách nhiệm của chính quyền

    Rất nhiều vụ trọng án xảy ra, nhưng hình như đó là câu chuyện của báo chí, là vấn đề riêng của gia đình nạn nhân, các cơ quan tố tụng. Đúng ra các cấp chính quyền phải có trách nhiệm chính, vì rằng khi hoạch định đường lối phát triển đúng đắn, đời sống vật chất tinh thần người dân được nâng cao thì cũng sẽ giúp ngăn ngừa tội phạm.

    Người viết bài này rất trân trọng việc làm của ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng. Khi ngày 12/7/2012 ông Nguyễn Bá Thanh đã tập hợp 176 thanh thiếu niên chậm tiến trên địa bàn thành phố, đưa các em này đi thăm trại giam, nói chuyện tại hội trường. Ông Thanh đã yêu cầu các em phải từ bỏ lối sống phạm pháp, phải nỗ lực học tập rèn luyện trở thành công dân có ích cho xã hội.

    Việc làm của ông đã bộc lộ triết lý rằng: Cần giáo dục giúp đỡ để ngăn con người phạm tội, thay vì đưa đẩy họ đến con đường phạm tội rồi lại ra tay trừng trị.

    Rõ ràng là khi đời sống kinh tế văn hóa tốt thì tội phạm giảm. Khi tội phạm nhiều đó là chứng tỏ kinh tế văn hóa xuống cấp.

    Cuối cùng: Vụ án xảy ra tại thị xã Sơn Tây là rất thương tâm, kẻ thủ ác rồi sẽ bị trừng phạt, để ngăn ngừa các vụ việc tương tự mỗi chúng ta phải có trách nhiệm trong việc tôn trọng pháp luật. Vi phạm điều nhỏ rồi sẽ vi phạm điều lớn, từ đó tạo tâm lý coi thường pháp luật. Do vậy từ những việc nhỏ chúng ta cần phải tôn trọng pháp luật.

    Luật sư Ngô Ngọc Trai

    Bài đã đăng trên báo

    Giaoduc.net.vn

    Cập nhật bởi ngongoctrai ngày 31/07/2012 04:33:26 CH
     
    10157 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #204674   01/08/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    E đồng ý với quan điểm trên.

    Thực chất những người phạm tội họ là kẻ yếu đuối. Họ cũng là nạn nhân của cái xã hội rối ren này.

    Và trách nhiệm của chúng ta, của xã hội là phải giáo dục, đón nhận họ để họ sửa đổi, cải tạo chứ đừng xua đuổi, xa lánh, đẩy họ tiếp tục vào con đường phạm tội. Trừng trị không thôi thì không thể làm người khác sợ mà không phạm tội. Phải để người phạm tội sau khi bị trừng trị vì những hành vi của mình nhận ra sai lầm của họ, thấy được hậu quả của việc mình làm, đồng thời cũng thấy được con đường hoàn lương mà xã hội trao cho họ.

    Phải điều trị từ gốc chứ không phải chỉ chặt bỏ ngọn không thôi. 

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2012)
  • #204728   01/08/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mặc dù lối suy nghĩ này chưa hẳn đã đúng trong nhiều trường hợp, tuy nhiên thì em ủng hộ việc tuyên truyền theo hướng này :d

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #574219   30/07/2021

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Tội phạm dù có tàn bạo tới đâu cũng sẽ có những góc khuất mà mọi người không nhìn thấy được. Có những người phạm tội không phải vì họ muốn vậy mà do hoàn cảnh ép buộc họ phải như vậy, hoặc do những gì đã trải qua biến họ trở thành như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #574253   31/07/2021

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình thấy đa số tội phạm đều gặp những vấn đề về tâm lý, một phần do thiếu sự quan tâm từ gia đình và xã hội, một phần do chưa được giáo dục tử tế. Nếu nói tội phạm là những kẻ yếu đuối cũng đúng vì họ thực sự yếu đuối trong suy nghĩ và nhận thức.

     
    Báo quản trị |  
  • #584953   31/05/2022

    Tội phạm chung quy cũng là con người và đa số tội phạm đều gặp những vấn đề tâm lý, tuy nhiên không thể phủ nhận hành vi sai trái của họ, bởi họ tiếp cận với những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến hành vi. Trong những trường hợp đối với đối tượng này đã có quy định giảm nhẹ hình phạt đối với họ, những trường hợp còn lại mặc dù có thể cũng có những vấn đề như trên nhưng không đủ để ảnh hưởng đến hành vi của họ mà cốt yếu vẫn xuất phát từ lựa chọn của họ, nên những hành vi vi phạm của họ phải được trừng phạt để răn đe nhưng đối tượng có những vấn đề tương tự không phạm sai phạm giống.

     
    Báo quản trị |  
  • #585381   16/06/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Tội phạm là những kẻ yếu đuối

    bản chất của con người có thể là bẩm sinh, cũng có thể do quá trình trưởng thành không được tốt đẹp, sẽ có những biến cố, sự kiện làm biến chất đi bản chất thật thà, lương thiện của một con người. Cho nên không phải người nào phạm tội cũng là xấu xa, là vô nhân tính.

     
    Báo quản trị |  
  • #589023   31/07/2022

    Tội phạm là những kẻ yếu đuối

    Cảm ơn bài viết của bạn. Chẳng ai có cuộc đời luôn thuận buồm xuôi gió, những người trông có vẻ hào nhoáng, chẳng qua là trưởng thành trong những thất bại liên tiếp, cuối cùng mới trở thành dáng vẻ bạn đang trông thấy mà thôi. Chỉ cần bạn dám trải nghiệm và không ngại khó khăn, người thành công tiếp theo cũng có thể chính là bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #589068   31/07/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3816
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Tội phạm là những kẻ yếu đuối

    Cảm ơn bài viết của bạn, mình thấy trong thực tế cuộc sống nhiều tội phạm vì chịu áp lực quá lớn vì cuộc sống mà sẵn sàng phạm tội, đôi khi có rất nhiều trường hợp phạm tội nhưng không biết đó là hành vi vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |