Tôi muốn hỏi luật sư về vấn đề thừa kế !

Chủ đề   RSS   
  • #7394 09/03/2009

    minhthanh85

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi muốn hỏi luật sư về vấn đề thừa kế !

    kính chào luật sư ! tôi muốn hỏi luật sư về vấn đề thừa kế tài sản.

    - Tôi có một người bạn thân là con gái đầu trong gia đình có 2 chị em cô em út đi mỹ từ nhỏ còn bạn tôi sống với bố mẹ, giờ bố mẹ đòi ly dị. người bố và gia đình bên nội đòi lấy hết tài sản mà trong lúc tài sản, nhà cựa đều đứng tên bạn tôi. nhưng số tài sản này là người mẹ được hưởng khi đi lấy chồng và sau này được  chuyển giao lại cho bạn tôi. nhưng giờ bên gia đình bố lại đòi phân chia số tài sản này .

    tôi mong luật sư cho tôi được biết rõ hơn về ván đề này.
     
    5710 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #7395   09/03/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Của hồi môn

    Như bạn trình bày, tôi có thể hiểu rằng đây là của hồi môn của người mẹ được gia đình bên ngoại cho khi đi lấy chồng. Do đó đây là tài sản riêng của người mẹ. Tài sản đó đã được chuyển giao cho người con (bạn của bạn) bằng chứng là giấy tờ nhà, đất đứng tên cô ấy.

    Do đó hiện giờ đây là tài sản của cô con gái chứ không phải tài sản chung của vợ chồng (bố mẹ). Vậy nên không được chia trong trường hợp Bố mẹ ly hôn. Gia đình bên Bố cũng không có quyền đòi chia số tài sản này. Nếu có điều gì chưa chính xác trong cách hiểu của tôi, mong bạn hãy hồi âm để chúng tôi có cơ sở để tư vấn.
    Trân trọng!

    #8b0000;">CÔNG TY LUẬT NAM AN
    #8b0000;"> VPGD: Tầng 3, số 10 Thái Thịnh II - Đống Đa - Hà Nội
    #8b0000;"> ĐT: 04.35625193  04.22020422   DĐ: 0912.481.114
    #8b0000;"> Email: namanlaw@gmail.com   luatnaman@gmail.com
    #8b0000;"> Giám đốc: Luật sư Mai Xuân Hương

     
    Báo quản trị |  
  • #7416   18/03/2009

    hkngoc
    hkngoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào Luật sư!

    Tôi muốn hỏi Luật sư về vấn đề thừa kế. Cha tôi mất để lại cho mẹ và 6 anh em tôi căn nhà của gia đình, sau đó mẹ tôi đã làm chủ quyền căn nhà này lại đồng sở hữu 7 người bao gồm mẹ & 6 anh em tôi. Xin hỏi sau khi mẹ tôi mất đi căn nhà đó sẽ được chia như thế nào? Hiện giờ mẹ tôi có cần làm di chúc hay các giấy tờ phân chia tài sản trước khi mất không? Nếu có thì đó là những giấy tờ gì?

    Chân thành cảm ơn Luật sư.
    Trân trọng
    HKNgoc

     
    Báo quản trị |  
  • #7417   18/03/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Sở hữu chung hợp nhất

    Trường hợp của bạn theo pháp luật được coi là sở hữu chung hợp nhất (Điều 217 BLDS), do đó 7 người đều có quyền ngang nhau về tài sản (mỗi người được định đoạt 1/7 trong tổng số giá trị tài sản đó).

    Trong trường hợp mẹ bạn mất không để lại di chúc, phần tài sản của mẹ bạn (1/7) được chia theo pháp luật (chia đều cho các đồng thừa kế thứ nhất). Tuy nhiên mẹ bạn có quyền định đoạt phần tài sản của mình theo hình thức tặng cho hoặc để lại di chúc. Việc này phụ thuộc vào mẹ bạn, nếu mẹ bạn muốn chuyển giao tài sản cho các con ngay thì có thể lập hợp đồng tặng cho tài sản.

    Còn không bà có thể lập di chúc để định đoạt sau khi bà mất.

    Trân trọng!

    #8b0000;">CÔNG TY LUẬT NAM AN
    #8b0000;"> VPGD: Tầng 3, số 10 Thái Thịnh II - Đống Đa - Hà Nội
    #8b0000;"> ĐT: 04.35625193  04.22020422   DĐ: 0912.481.114
    #8b0000;"> Email: namanlaw@gmail.com   luatnaman@gmail.com
    #8b0000;"> Giám đốc: Luật sư Mai Xuân Hương



     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: