Tội mất dạy, trị sao đây?

Chủ đề   RSS   
  • #434835 30/08/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Tội mất dạy, trị sao đây?

    Lang thang internet thấy bài viết này hay nên mình share lại cho các bạn, đọc rồi để hiểu, cảnh sát giao thông họ cũng có nỗi khổ, cũng gặp những kẻ chẳng ra gì…Rồi biện pháp gì để xử lý những kẻ này trong những tình huống như vậy?...Pháp luật có đủ sức mạnh để cưỡng chế những tên này chưa?...

    Bao nhiêu câu hỏi xung quanh câu chuyện giải quyết vấn nạn xã hội này đặt ra nhưng chưa có câu trả lời…

    Cứ bảo xã hội chúng ta đạo đức, thuần phong mỹ tục… đang bị xuống cấp. Nhưng khi mạnh tay với những hành vi này lại bị không ít người phản đối? Đấy mới là cái họa lâu dài.

    Có một lần tôi đứng xem cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ chỉ dẫn giao thông tại ngã tư Nguyễn Thái Học - Chu Văn An (Hà Nội).

    Có một gã thanh niên đi xe vượt đèn đỏ bị cảnh sát giữ lại.

    Hỏi giấy tờ xe, gã không mang.

    Hỏi bằng lái, gã cũng… không mang.

    Anh thiếu úy cảnh sát phải lập biên bản xử phạt.

    Đầu tiên là gã năn nỉ xin đừng phạt và dúi vào tay anh cảnh sát tờ 500 ngàn. Anh gạt ra và nói thẳng thắn: “Anh cất tiền, đừng để tôi phải lập biên bản về việc này”.

    Gã lại rút điện thoại gọi cho ai đó, rồi cầm điện thoại đưa cho anh thiếu úy, nói lạnh lùng: “Ông nghe đi, có người muốn nói chuyện với ông”.

    Anh cảnh sát lộ vẻ khó chịu và cũng thẳng thừng: “Tôi không có nghĩa vụ phải nghe điện thoại trong lúc này. Ai muốn xin cho anh, bảo người đó lên gặp giám đốc”.

    Nghe cuộc đối thoại ấy, tôi thầm khen anh cảnh sát. Và chờ đợi xem “màn kịch” này diễn tiếp thế nào.

    Thật ngạc nhiên, gã kia đứng quay lưng về anh cảnh sát và bắt đầu… chửi đổng. Gã lèm bèm chửi cảnh sát rằng, chúng mày là bọn thế nọ thế kia, rằng hôm nay lại tỏ vẻ trong sạch không ăn tiền… Gã chửi không lớn tiếng, mà chỉ đủ nghe.

    Anh cảnh sát bực mình: “Này anh kia, anh chửi ai đấy”?

    Gã tỉnh bơ: “Tôi có chửi ông đâu? Tôi chửi bọn… ngoài đường!”.

    Rồi gã lại tiếp tục lèm bèm chửi đổng.

    Anh cảnh sát bực quá quát: “Anh im đi cho tôi nhờ”.

    Như chỉ chờ có thế, gã gào lên: “A, ông cậy ông là công an, ông quát dân à? Lịch sự để đâu, ai dạy ông ăn nói với dân thiếu kính trọng lễ phép như vậy”.

    Thấy gã to tiếng, hai cảnh sát giao thông nữa đến. Gã vẫn bất chấp và phân bua với mấy người dân xúm lại xem: “Các ông xem, cảnh sát cậy quyền cậy thế bắt tôi im miệng… Ai có cái bút, tờ giấy cho tôi xin, tôi ghi số hiệu tay này, tôi gửi đơn lên trên, xem nó là con nhà ai mà dám hỗn láo với dân như thế”.

    Có vài người dân cũng vào hùa: “Các ông công an phải xem lại cách nói với dân đi”; “Chắc là thằng này không chịu làm luật đây mà…”.

    Anh cảnh sát uất đến tận cổ. Mặt anh đỏ lên, quai hàm bạnh ra, nhưng vừa lúc ấy, có một tốp cảnh sát 141 phóng xe tới. Trong tốp này có hai cảnh sát hình sự mặc thường phục. Thấy đám đông, anh em dừng lại. Lập tức, gã im bặt và nói to: “Thôi, các anh phạt, em chịu”.

    Một cảnh sát hình sự mặc thường phục hỏi chuyện anh thiếu úy cảnh sát giao thông. Sau khi nghe kể lại, anh cảnh sát hình sự lừ lừ nhìn gã và nói thong thả: “Mày chửi lại cho tao nghe xem nào?”. Như bị bắt vía, gã ấp úng: “Em… em có chửi ai đâu”. Anh cảnh sát hình sự nhìn gã từ đầu đến chân, rồi hỏi: “Trông chú mày quen quen, hình như có lần vào số 7 Thiền Quang rồi phải không?”. Gã cười cầu tài: “Dạ, em cũng đã biết anh ạ. Thôi em xin anh, em cũng có nói năng hơi… bị hỗn. Anh đại xá!”. Chỉ chờ có thế, anh cảnh sát hình sự mỉm cười tinh quái, rồi à lên: “Tao nhớ mày rồi. Lật áo lên!”. Gã tái mét mặt, lúng túng… Anh cảnh sát hình sự túm lấy gã, tốc áo lên. Mọi người trố mắt khi thấy lưng gã xăm hình một cô gái cởi truồng, cười nhăn nhở. Anh nói to: “Thằng này gọi là Bình “củi”, Bình “xăm”. Hai tiền án, ba tiền sự. Mới được ra tù cuối năm ngoái. Bây giờ đi xe không giấy tờ, không bằng lái, vượt đèn đỏ, lại chửi công an. Vậy theo bà con, nên xử nó thế nào?”. Thế là cả đám đông lại nhao lên: “Nhốt thằng này vào”; “Phải xử thật nghiêm, thằng mất dạy”.

    Rồi gã được dong về Phòng Cảnh sát hình sự. Còn mấy anh cảnh sát giao thông thở phào như vừa được thoát hiểm.

    Được chứng kiến cảnh này, tôi cứ thầm nghĩ: “Nếu lúc nãy cảnh sát 141 không tới kịp, không hiểu anh cảnh sát giao thông nóng mắt, cho gã cái bạt tai… thì sự thể sẽ như nào?” - Sẽ là ầm ĩ lên chuyện cảnh sát giao thông “đánh dân, chửi mắng dân”; rồi hàng loạt tờ báo sẽ xúm vào “lên án” và chưa biết chừng, lý lịch “tam đại” nhà anh cảnh sát sẽ được réo lên báo? Rồi lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông, chỉ huy đội sẽ ù tai về điện thoại yêu cầu được phỏng vấn và cũng chưa biết chừng, lãnh đạo Công an TP Hà Nội và có khi cả lãnh đạo Bộ cũng phải lên tiếng “thừa nhận rằng…”.

    Tôi chợt nhớ tới Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, ngày ấy là Thứ trưởng Bộ Công an, tiếp một phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trưởng đoàn Hoa Kỳ đưa ra một số tấm ảnh về cảnh sát bảo vệ bịt miệng một bị cáo là thầy tu đang bị xét xử tại một phiên tòa và cao giọng phán xét rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền, đồng thời đề nghị Bộ Công an Việt Nam có hình thức xử lý thích đáng với những cảnh sát này. Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng hỏi lại ông ta: “Ngài có nhìn thấy vành móng ngựa bị ông thầy tu này đạp đổ không? Ngài có cần xem lại băng video quay cảnh ông ta chửi bới quan tòa, rồi xúc phạm cả lãnh tụ Hồ Chí Minh không?”. Ông trưởng đoàn nói: “Tôi có biết ông này đã… lỡ lời. Nhưng có cần thiết phải như vậy không?”.

    Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng nói thong thả: “Tôi với ngài là người từng trải, bạc cả đầu rồi. Chúng ta có đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh để kiềm chế trước những hành vi mất dạy của ông thầy tu này. Nhưng với những anh cảnh sát mà chắc chắn tuổi đời chỉ bằng con, cháu chúng ta thì liệu họ có đủ sức kiềm chế trước những kẻ coi thường pháp luật, không coi đạo lý ra gì không? Nhất là khi ông ta còn xúc phạm lãnh tụ của cả dân tộc chúng tôi? Khi tôi còn trẻ, nếu gặp phải trường hợp như thế này, có khi tôi còn cứng rắn hơn thế đấy”. Nghe Thượng tướng nói thế, ông Trưởng đoàn Hoa Kỳ đành gật đầu và cười: “Kể cũng khó kiềm chế thật?”. 

    ***

    Xã hội ta bây giờ ngày càng lắm những chuyện chướng tai gai mắt, hay nói một cách “thẳng thắn” hơn là lắm kẻ “mất dạy”.

    Có những kẻ ngang nhiên ngồi lên đầu tượng đài.

    Có những kẻ ngang nhiên trêu chọc, thách thức cảnh sát trong khi người cảnh sát đó đang thi hành nhiệm vụ.

    Ở Hà Nội, không hiếm thấy những kẻ nhuộm tóc xanh đỏ, để đầu trần, phóng xe máy bạt mạng và nếu thấy cảnh sát thì còn: “Vẫy tay, vẫy tay… chào nhau”.

    Rồi những học sinh ngang nhiên đi xe máy đến trường.

    Thật khổ cho cảnh sát. Nếu có đuổi theo bắt giữ chúng, nếu an toàn thì không sao, nhưng nếu chúng lao vào người khác hoặc lao vào gốc cây, cột điện mà bị tai nạn thì lập tức búa rìu dư luận lại giáng xuống đầu người thi hành công vụ.

    Có cảm giác rằng, xã hội chúng ta quá thiếu những biện pháp để trị những kẻ “mất dạy” và thậm chí còn “bảo vệ” chúng.

    Và cũng có cảm giác rằng, những người thi hành công vụ đang không được thông cảm, ủng hộ và bảo vệ. Cho nên, tâm lý ngại va chạm, ngại xử lý, thiếu kiên quyết trước những hành vi mất dạy đang ngự trị trong nhiều anh em công an, nhất là ở những công việc “nóng” như cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự…

    Và bi kịch cho xã hội chúng ta là ở chỗ: Chính nhiều bậc cha mẹ đã nuông chiều con cái, tạo cho chúng cách cư xử, nói năng “mất dạy”. Và khi con cái đã mất dạy hoặc vi phạm pháp luật, bị xử lý thì họ đổ tại “xã hội”. Gia đình là một tế bào của xã hội. Nhiều tế bào bị “ung thư” thì xã hội ắt cũng bị “ung thư” mà thôi.

    Một vấn đề nữa là xã hội chúng ta đang thiếu những biện pháp cứng rắn, kiên quyết để trừng trị những kẻ có hành vi mất dạy, mà nặng về giáo dục suông. Ở Singapore đấy, có kẻ mất dạy, bị chính quyền nọc ra đánh giữa quảng trường, mặc cho chính quyền Mỹ kêu gào, phản đối… Nhưng chẳng ai dám quy kết chính quyền Singapore là “thiếu dân chủ” cả.

    Cứ bảo xã hội chúng ta đạo đức, thuần phong mỹ tục… đang bị xuống cấp. Nhưng khi mạnh tay với những hành vi này lại bị không ít người phản đối? Đấy mới là cái họa lâu dài.

    Theo Như Thổ

     

     
    24731 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #434928   30/08/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần
    SMod

    Cám ơn shin, bài viết hay. Hai mặt của một vấn đề.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (31/08/2016)
  • #434964   31/08/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    ntdieu viết:

    Cám ơn shin, bài viết hay. Hai mặt của một vấn đề.

    Thấy mấy chú CSGT đâu phải ai cũng xấu xa đâu, nói chứ nhiều người cũng chân chính chứ bộ. Như anh CSGT trong câu chuyện trên chẳng hạn. Múôn không phải gặp CSGT thì tốt nhất chấp hành đúng pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #434940   31/08/2016

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Bài viết ý nghĩa quá. Thời nay công nghệ phát triển nhưng nhận thức của nhiều người lại kém hơn, dễ bị dắt mũi, a dua theo đám đông.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chuyenidol vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (31/08/2016)
  • #478515   15/12/2017

    Loando1107
    Loando1107
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (228)
    Số điểm: 3480
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 69 lần


    Người ta cứ bảo, xã hội phát triển, dân trí nâng cao thì mọi thứ cũng sẽ đều được nâng cao. Đồng ý là dân trí nâng cao ý thức của mỗi người cũng được nâng cao theo.

    Tuy nhiên, mình thì lại thấy càng học cao con người ta càng cố chấp, cái tôi của mỗi người càng cao và luôn cho mình là đúng nên chả xem ai ra gì. Người khác nói đến là thể hiện và kênh kiệu như kiểu: mày sai rồi, mày xin lỗi tao đi :(

     
    Báo quản trị |  
  • #480478   29/12/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Cảm ơn chủ nhân bài viết về những chia sẻ này nhé. "Những kỹ niệm và hoài niệm của tuổi thơ được chấp cánh bay về thời hiện tại trong tôi". Liên quan đến câu hỏi, tôi bị mất day, làm sao?. Cách tốt nhất là nên xin hiệu trưởng cho em dạy thêm đi ạ, chứ em bị mất dạy lâu qua rồi..hehe

     
    Báo quản trị |  
  • #480713   30/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Vấn đề đạo đức xuống cấp trong xã hội hiện tại xuất phát cũng từ nhiều nguyên nhân khác nhau, sự phát triển của mạng xã hội, các tệ nạn khác nhau làm cho con người ta xuống cấp về đạo đức. Gia đình và nhà trường cũng ít quan tâm dẫn đến giới trẻ hiện nay ít giao tiếp xã hội từ đó có những hàng vi trái với thuần phong mỹ tục. Vấn đề này cũng nhức nhối từ lâu nhưng giải quyết thì chưa có cách hiệu quả.

     
    Báo quản trị |  
  • #480732   31/12/2017

    tuantulaw
    tuantulaw
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2017
    Tổng số bài viết (141)
    Số điểm: 2847
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 34 lần


    Về tội này chúng ta nên phân tích từ ngữ để hiểu rõ hơn. Rõ ràng trên nguyên tắc, mất dạy là mất đi cái quyền được dạy, mà quyền được dạy của đến 2 chủ thể, người dạy và người được dạy. Riêng về vấn đề người được dạy thì tôi nghĩ các bạn ở trên đã có biện pháp. Còn riêng với vấn đề người dạy thì đề xuất của tôi là nên cho họ đi dạy họ sẽ không bị mất dạy nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #482662   18/01/2018

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Xã hội càng văn minh thì con người càng ý thức, nhưng thực trạng hiện nay thì càng văn minh, có chức quyền, có quan hệ thì lại càng kênh kiệu. Thử hỏi người dân không dúi tiền vào tay công an thì công an có dám đòi tiền không, tự dưng việc đưa tiền lại trở thành như một thông lệ. Rồi lại ác cảm với công an. Người dân mình thì lại không rõ đầu đuôi cứ thấy công an là hùa vào chửi bới. Đến khi rõ ngọn ngành lại lật mặt lấy lòng
     
    Báo quản trị |  
  • #488511   31/03/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    Tôi bị mất dạy thì xin dạy lại thôi. Vì thời tiết không được tốt (bão lũ nghiêm trọng xảy ra trên địa phương) để bảo đảm an toàn cho học sinh, nhà trường đã ra quyết định cho học sinh nghỉ tránh bão 3 ngày. Và tôi là một giáo viên, tôi đã bị mất dạy trong ba ngày đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #490169   22/04/2018

    Xã hội là như vậy, luôn có nhiều màu sắc, mỗi người có quyền lựa chọn tô sắc cho riêng mình, có người muốn rực rỡ, có người muốn trầm lắng, nên đôi khi pháp luật không phải lúc nào điều chỉnh được tất cả chúng ta, mà nó chỉ định hướng mỗi con người chúng ta thôi, đừng quá kỳ vọng nhiều vào pháp luật sẽ điều chỉnh một cách triệt để.

     
    Báo quản trị |  
  • #490193   23/04/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    xã hội càng phát triển thì đòi hỏi con người phải phát triển theo, nhưng không có nghĩa là vấn đề dân trí cũng được nâng cao. Mà hiện nay tôi thấy dân trí rất thấp. có chức, có quyền thì kênh kiệu, không chứ không quyền thì dựa vào quyền thế hoặc "mất dạy" ngông cuồng. Hồi xưa, hở chút là sẽ bị nói "mất dạy", nhưng so với cái sựu "mất dạy" có văn hóa như bây giờ còn thua xa

     
    Báo quản trị |  
  • #582982   26/04/2022

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Tội mất dạy, trị sao đây?

    Hiếu thảo vốn dĩ là một đạo đức trong xã hội, là chuẩn mực được dùng để đánh giá một người. Bổn phận của con cái là hiếu thảo, yêu thương cha mẹ,ông bà. Nhưng pháp luật không quy định và không đánh giá sự hiếu thảo như thế nào là đúng, là đủ một cách cụ thể, mà các giá trị, nguyên tắc về đạo đức mới là thước đo chuẩn mực cho điều này.

     
    Báo quản trị |  
  • #583125   27/04/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Tội mất dạy, trị sao đây?

    Không phải ai trong xã hội cũng có cách ứng xử hợp lý, văn minh. Có rất nhiều trường hợp người tri thức nhưng xử xự, ứng xử rất tệ và kém văn minh. Bởi vì xã hội là vậy, muôn màu muôn vẻ. Việc điều chỉnh lại hành vi sai trái chỉ có thể từ chính bản thân người đó.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #583695   30/04/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Có thể thấy đây là hiện trạng của một bộ phận không nhỏ người dân. Khi thấy công an nhận hối lộ thì luôn phê phán nhưng đến khi mình vi phạm thì lại cố gắng đưa tiền để được bỏ qua. Nhiều người lên án về việc nhận hối lộ nhưng mấy ai suy nghĩ về việc nếu người dân không cố gắng hối lộ thì làm sao xảy ra tình trạng đó. Vì vậy, các gì cũng có hai mặt của vấn đề, muốn xã hội tốt hơn không phải chỉ cần sự cố gắng của nhà nước mà còn cần sự cố gắng của chính người dân.

     
    Báo quản trị |