Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BHLS năm 2017)

Chủ đề   RSS   
  • #479294 21/12/2017

    lsthaibinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2017
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 295
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BHLS năm 2017)

    Chào các bạn Danluat!

    Bạn mình có nhà cho người khác thuê. Do người thuê thiếu tiền nợ thuê nhà không trả và có thái độ không đúng nên bạn mình đã dùng keo làm hỏng khóa cửa và đập vỡ cửa kính cũng như đổ sơn lên trước cửa cửa hàng chính là nhà của bạn mình đang cho người kia đang thuê.

    Theo quy định của BLHS có hiệu lực từ 2018:

    Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
    b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
    d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
    đ) Để che giấu tội phạm khác;
    e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
    g) Tái phạm nguy hiểm,
    3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
    4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Luật này có quy định tương tự như luật trước, nên không bàn đến hiệu lực áp dụng tại đây. Mà chỉ bàn về việc rằng bạn mình liệu có bị cấu thành tội trên không, khi tài sản đó thực ra vẫn là tài sản của bạn mình đang cho người khác thuê.

    Bạn mình chưa bị xử phạt VPHC, chưa bị kết án theo các điểm a, điểm b khoản 1 nêu trên...

    Mình xin cảm ơn!

     
    40658 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #479304   21/12/2017

    Hangnhimd9
    Hangnhimd9

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào bạn!!!

    Theo quy định của điều luật trên, cần xem xét thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản sau:

    – Mặt khách quan

    Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

    + Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

    – Có hành vi làm cho tài sản của người khác bị hư hỏng đến mức mất hẳn giá trị hoặc giá trị sử dụng hoặc bị tiêu huv hoàn toàn (ví dụ: Đốt nhà của người khác làm nhà bị cháy rụi hoàn toàn).

    Hành vi nói trên được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

    – Hành động được thể hiện qua việc chủ động đốt, phá, cài thuốc nổ.. làm cho tài sản bị hư hại hoặc bị tiêu huỷ.

    – Không hành động: thể hiện qua việc bỏ mặc cho tài sản rơi vào tình trạng bị hư hại hoặc tiêu huỷ (chẳng hạn lái xe đã bỏ xe nhưng không tắt máy để cho xe tự vận hành lao xuống vực (trong tình trạng không người lái).

    – Có hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục lại được (ví dụ: Đập phá làm hư hỏng kính của xe hơi nhưng các bộ phận khác của xe vẫn còn).

    – Khách thể

    Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

    – Mặt chủ quan

    Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

    – Chủ thể

    Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Theo quy định của điều luật, khách thể xâm phạm đó là tài sản thuộc sở hữu của người khác. Mà tài sản cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê và bên thuê chỉ có quyền sử dụng, bảo quản tài sản thuê theo nghĩa vụ Hợp đồng thuê (nếu có) hoặc quy định tại BLDS 2015 về Hợp đồng thuê tài sản nên người bạn đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

    Tuy nhiên, theo ý nghĩa hợp đồng thuê tài sản, bên bán và bên mua đều có nghĩa vụ bảo đảm tài sản thuê (ngoại trừ tài sản khấu hao do sử dụng) nên người bạn đó có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê. Do bạn chưa cung cấp về bản Hợp đồng thuê nên tôi không thể khẳng định được người bạn đó có phải bồi thường không? Bạn có thể gửi thêm thông tin để tôi tư vấn hoặc gọi điện đến tổng đài 19006281 để nghe luật sư tư vấn chi tiết, chính xác nhất.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hangnhimd9 vì bài viết hữu ích
    lsthaibinh (21/12/2017)