Tội hối lộ có phải chỉ áp dụng đối với cơ quan nhà nước?

Chủ đề   RSS   
  • #596013 28/12/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tội hối lộ có phải chỉ áp dụng đối với cơ quan nhà nước?

    Hối lộ là một hành vi vi phạm pháp luật hầu như luôn được nhắc đến với ít nhất một bên thuộc cơ quan nhà nước có quyền hạn tham gia. Đây cũng là mục tiêu xuyên suốt và đấu tranh dài lâu của Việt Nam để làm sạch bộ máy hành chính làm việc trên tinh thần khách quan, công tâm.
     
    Thông thường chúng ta đều nhận thấy chủ thể của tội hối lộ là cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan nhà nước vi phạm là phần lớn. Vậy có phải tội hối lộ có phải chỉ áp dụng đối với người làm trong cơ quan nhà nước?
     
    toi-hoi-lo-co-phai-chi-ap-dung-doi-voi-co-quan-nha-nuoc
     
    1. Hành vi hối lộ là gì?
     
    Hối lộ được chia thành 02 đối tượng mới cấu thành tội này thứ nhất là bên đưa hối lộ và bên nhận hối lộ. Việc nhận hối lộ thường là người được giao nhiệm vụ và có quyền hạn quản lý công việc có liên quan đến người đưa hối lộ.
     
    (1) Tội nhận hối lộ:
     
    Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 có giải thích tội nhận hối lộ là việc người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ
     
    (2) Tội đưa hối lộ:
     
    Ngược lại, tội đưa hối lộ cũng được giải thích tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 là hành vi của một người trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
     
    Đồng thời, khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 cho thấy tội đưa hối lộ, nhận hối lộ đều là một trong những hình vi về tội tham nhũng.
     
    2. Có phải chỉ cơ quan nhà nước mới vi phạm tội hối lộ?
     
    Qua các quy định giải thích về tội hối lộ có thể thấy hối lộ được chia thành tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ. 
     
    Mục đích đối với người đưa hối lộ là đưa tiền hoặc điều kiện có lợi cho người nhận hối lộ vào người có chức vụ, quyền hạn thực hiện một công việc nhất định trong phạm vi và quyền hạn hoặc môi giới cho người đó hối lộ tiếp.
     
    Đối với người nhận hối lộ ban đầu không có mục đích nhận hối lộ nhưng trong quá trình thực hiện công vụ mà có nhận hoa lợi là vật chất hoặc tinh thần để thực hiện công việc cho bên đưa hối lộ thì vẫn xem là tội nhận hối lộ.
     
    Theo đó, suy ra rằng người nhận hối lộ là người có chức vụ và quyền hạn thuộc cơ quan nhà nước còn bên đưa hối lộ có thể là cá nhân, tổ chức bên ngoài hoặc trong nhà nước.
     
    Để giải thích rõ hơn người có chức vụ, quyền hạn theo khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
     
    - Cán bộ, công chức, viên chức.
     
    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND.
     
    - Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
     
    - Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức.
     
    - Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
     
    3. Xử lý hành chính đối với hành vi hối lộ
     
    - Phạt 02 triệu đồng - 04 triệu đồng đối với người nào đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú. (Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
     
    - Phạt 06 triệu đồng - 08 triệu đồng đối với người nào đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ. (Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
     
    4. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội hối lộ
     
    Bản chất của hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, người dân đặc biệt biệt là uy tín của ngành, Đảng và Nhà nước. 
     
    4.1 Tội nhận hối lộ
     
    Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ xử phạt theo các khung hình sau:
     
    - Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
     
    - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
     
    - Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
     
    - Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
     
    4.2 Tội đưa hối lộ
     
    Theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ xử phạt theo các khung hình sau:
     
    -  Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
     
    - Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
     
    - Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
     
    - Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
     
    Như vậy, tội nhận hối lộ không chỉ áp dụng cho người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước. Bởi vì đối tượng đưa hối lộ có phạm vi rộng không những đối với người trong cơ quan nhà nước mà có thể là cá nhân, tổ chức bên ngoài nhà nước.
     
    1489 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    thienhoai (10/06/2023) ThanhLongLS (28/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #597363   26/01/2023

    Tội hối lộ có phải chỉ áp dụng đối với cơ quan nhà nước?

    Cảm ơn bài viết đầy bổ ích của bạn. Tội hối lộ là một trong những hành vi phạm tội được đặc biệt chú ý trong thời gian gần đây. Đã có rất nhiều trọng án về tội phạm hối lộ liên quan đến các cán bộ cấp cao của nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng chỉ có người nhận hối lộ mới chịu tội. Nhưng không có người đưa hối lộ thì chắc chắn sẽ không có người nhận. Bộ luật Hình sự có ghi nhận hành vi phạm tội đưa hối lộ do đó tội phạm hối lộ không chỉ liên quan đến người nhận mà còn có cả người đưa hối lộ. Tất cả chúng ta từ nhân dân đến các bộ nhà nước phải ra sức đấu tranh với hành vi hối lộ góp phần đảm bảo hệ thống chính trị nhà nước trong sạch, vững mạnh.

     
    Báo quản trị |  
  • #597369   26/01/2023

    Tội hối lộ có phải chỉ áp dụng đối với cơ quan nhà nước?

    Cám ơn bài viết hữu ích của tác giả. Nhờ bài viết mà mình đã biết thêm thông tin về tội nhận hối lộ, tội này không chỉ áp dụng cho người có chức vụ, ở cơ quan nhà nước mà có thể là cá nhân, tổ chức bên ngoài nhà nước, chỉ cần có điều kiện cấu thành nên tội theo như tác giả nêu trên thì đã là vi phạm về tội nhận hối lộ

     
    Báo quản trị |