Tội giết người đ 93 Lý luận và thực tiễn

Chủ đề   RSS   
  • #151210 29/11/2011

    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    Tội giết người đ 93 Lý luận và thực tiễn

    Điều 93. Tội giết người

    1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
      a) Giết nhiều người;
      b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
      c) Giết trẻ em;
      d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
      đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
      g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
      h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
      i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
      k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
      l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
      m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
      n) Có tính chất côn đồ;
      o) Có tổ chức;
      p) Tái phạm nguy hiểm;
      q) Vì động cơ đê hèn.
    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. Hiện nay vẫn còn danh giới mong manh giữa tội này với " tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người"  rất mong  đánh giá, phân tích của quý vị và quý Luật sư đồng nghiệp! trân trọng  cảm ơn!
    Cập nhật bởi luatQuynhnhu ngày 29/11/2011 08:42:03 SA

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    6175 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #151334   29/11/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Để phân biệt các tội này thì cần phải trả lời 2 câu hỏi:
    1. Người phạm tội có thấy trước hậu quả xảy ra hay không?
    2. Nếu thấy trước hậu quả chết người thì họ mong muốn, chấp nhận, hay loại trừ khả năng hậu quả xảy ra.

    Nếu câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là không thì có thể loại trừ khả năng lỗi cố ý với hậu quả chết người xảy ra.
    Chỉ có khả năng có lỗi cố ý với hậu quả chết người khi câu trả lời thứ nhất là có.

    Khi đã thấy trước hậu quả chết người mà người PT vẫn thực hiện hành vi PT thì chỉ có thể thuộc một trong 4 trường hợp:

    + Mong muốn hậu quả chết người xảy ra => Lỗi CYTT với hậu quả.

    + Chấp nhận HQ chết người xảy ra => Lỗi CYGT với hậu quả.

    + Loại trừ khả năng xảy ra hậu quả chết người (sự loại trừ là thiếu cơ sở). =>Lỗi VY do QTT với hậu quả.

    + Loại trừ khả năng xảy ra hậu quả chết người (sự loại trừ là có cơ sở đầy đủ). =>Không có lỗi với hậu quả.

    Để xác định thái độ chủ quan của người phạm tội đối với hậu quả chết người đã xảy ra thì cần dựa vào một số yếu tố sau:

    • + Sự lựa chọn công cụ phương tiện, phương pháp phạm tội và lựa chọn cách thức sử dụng phương tiện
    • Trường hợp người PT chấp nhận hậu quả chết người xảy ra, người PT không quan tâm đến hậu quả chết người nên không quan tâm đến mức độ nguy hiểm của phương tiện, phương pháp phạm tội, cách thức sử dụng phương tiện. Người PT chỉ quan tâm đến mục đích chính khác (không phải mục đích gây hậu quả chết người), do đó tiêu chí để người Pt lựa chọn phương tiện, phương pháp PT là những thứ có khả năng giúp người PT đạt được mục đích chính chứ không phải những phương tiện, phương pháp có khả năng gây hậu quả chết người. Biểu hiện của thái độ tâm lý chấp nhận hậu quả chết người trong việc lựa chọn phương tiện, phương pháp phạm tội và cách thức sử dụng phương tiện của người PT là người PT lựa chọn, chuẩn bị bất kỳ phương tiện, phương pháp phạm tội nào, sử dụng phương tiện bằng bất kỳ cách thức nào có khả năng cao nhất giúp họ đạt được mục đích chính, không phụ thuộc vào tính nguy hiểm của phương tiện hay cách thức sử dụng phương tiện đối với tính mạng của nạn nhân.
    • Trong trường hợp người PT có ý thức loại trừ khả năng hậu quả chết người xảy ra, người PT vừa quan tâm làm sao để tránh hậu quả chết người xảy ra vừa quan tâm đến mục đích chính, do đó người phạm tội vừa quan tâm đến mức độ nguy hiểm vừa quan tâm đến khả năng giúp đạt được mục đích của phương tiện, phương pháp PT cũng như cách thức sử dụng. Tiêu chí để người phạm tội lựa chọn phương tiện, phương pháp phạm tội và cách thức sử dụng là những phương tiện, phương pháp ít nguy hiểm nhất, sao cho tránh được hậu quả chết người mà vẫn có khả năng giúp người PT đạt được mục đích chính, trong đó tránh hậu quả chết người là tiêu chí được ưu tiên số 1 (lựa chọn những phương tiện, phương pháp có thể tránh hậu quả chết người trước, sau đó mới lựa chọn trong số phương tiện, phương pháp đó lấy phương tiện, phương pháp có khả năng cao nhất giúp người PT đạt được mục đích chính).

      Biểu hiện: người Pt lựa chọn phương tiện, phương pháp ít nguy hiểm nhất, và ngay khi chuẩn bị hoặc trong quá trình sử dụng phương tiện và phương pháp phạm tội, người phạm tội có thể có những biện pháp làm giảm bớt mức độ nguy hiểm của phương tiện hoặc sử dụng phương tiện bằng cách thức ít nguy hiểm nhất để tránh hậu quả chết người xảy ra.

      Trường hợp người PT mong muốn hậu quả chết người xảy ra, người phạm tội quan tâm làm sao để gây ra hậu quả chết người, do đó quan tâm đến mức độ nguy hiểm của phương tiện, phương pháp phạm tội cũng như cách thức sử dụng phương tiện. Tiêu chuẩn lựa chọn phương tiện của người phạm tội trong trường hợp này là phương tiện có khả năng cao nhất gây ra hậu quả chết người. Biểu hiện: người phạm tội lựa chọn phương tiện, phương pháp phạm tội cũng như cách thức sử dụng phương tiện có mức độ nguy hiểm cao nhất; trong khi chuẩn bị, sử dụng phương tiện, phương pháp phạm tội, người phạm tội có thể có những biện pháp làm tăng mức độ nguy hiểm của phương pháp, phương tiện phạm tội.

    + Diễn biến thái độ của người PT trong quá trình thực hiện TP

    Trường hợp người phạm tội chấp nhận khả năng hậu quả chết người xảy ra, người phạm tội không quan tâm đến hậu quả chết người mà chỉ quan tâm đến việc đạt được mục đích chính.

    Trường hợp người PT có ý thức loại trừ khả năng hậu quả chết người xảy ra, người PT vừa quan tâm để tránh hậu quả chết người vừa quan tâm để đạt mục đích chính, do đó diễn viến xấu đối với nạn nhân hay hậu quả chết người xảy ra hay khả năng đạt được mục đích chính đều có tác động đến người PT, tuy nhiên mức độ tác động của chúng đối với người phạm tội là khác nhau vì thứ tự ưu tiên quan tâm của người phạm tội là làm sao để tránh hậu quả chết người trước, sau đó mới quan tâm đến khả năng đạt được mục đích chính. .

    Trường hợp người PT mong muốn hậu quả chết người xảy ra, người PT quan tâm là sao để gây ra hậu quả chết người, do đó khả năng gây ra hậu quả chết người cao hay thấp đều có tác động đến diễn biến thái độ của người PT trong quá trình thực hiện tội phạm. 


    + Những biểu lộ khác của người PT trước, trong và sau khi thực hiện TP (trước hết là những biểu lộ bằng ngôn ngữ)

    Có thể sử dụng những tình tiết này để chứng minh thái độ chủ quan của người PT vì những biểu hiện bên ngoài và thái độ tâm lý bên trong có liên quan đến nhau, những suy nghĩ bên trong của người PT có thể được bộc lộ qua những biểu hiện bên ngoài; những biểu hiện bên ngoài của người PT có thể phản ánh sự quan tâm của người PT đối với hậu quả chết người đã thấy trước, qua đó có thể chứng minh người phạm tội mong muốn hay chấp nhận hay có ý thức loại trừ khả năng hậu quả chết người xảy ra.

                Tuy nhiên không phải mọi biểu hiện bên ngoài đều phản ánh đúng suy nghĩ bên trong của người PT. Do đó, cần phải đánh giá tổng thể các tình tiết cộng thêm biểu lộ bên ngoài để có xác định chính xác về biểu lộ của người phạm tội.

    + Tính chất nguy hiểm của hành vi PT

    Người PT thực hiện hành vi nguy hiểm đến mức độ tất nhiên phải gây ra hq chết người, thì có thể trực tiếp kết luận được thái độ chủ quan của người PT chỉ có thể là mong muốn hq chết người xảy ra

    + Động cơ, mục đích chính cũng như nhân cách (thái độ) của người phạm tội

    Nếu làm rõ được động cơ hành động (tại sao người PT thực hiện TP) phù hợp với mục đích của hành động (người PT muốn gì qua hành vi PT), hành động tước đoạt tính mạng của người khác để đạt được mục đích cũng chính là nhằm thỏa mãn động cơ => Người PT mong muốn hq chết người xảy ra.

    Nếu người PT đánh giá việc đạt được mục đích chính của mình quan trọng hơn việc tránh hậu quả chết người xảy ra, nên đã lựa chọn quyết định thực hiện hành vi Pt nhằm đạt được mục đích chính, chấp nhận khả năng hậu quả chết người xảy ra => người PT chấp nhận hq . Sự đánh giá, lựa chọn này của người PT có chịu ảnh hưởng của nhân cách cá nhân. Do đó có thể sử dụng tình tiết nhân cách và mục đích chính cuả người PT cùng với những tình tiết khác để xác định thái độ chủ quan của người PT đối với hậu quả chết người đã thấy trước

                Tuy nhiên,

                + Từ một động cơ có thể có nhiều mục đích khác nhau.

                + Một mục đích có thể xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau.

                + Một người có thể có sử xự phù hợp hoặc trái với nhân cách của họ.

    Do đó những tình tiết này chỉ có ý nghĩa tham khảo, giúp xác nhận củng cố nhận định khi nó phù hợp với những tình tiết khác của vụ án.


    Trên đây chỉ là một vài ý kiến phân tích mà mình tiếp thu được khi học luật hình sự. Bạn có thể tham khảo thêm nhé.

    GSTS Nguyễn Ngọc Hòa, phó hiệu trưởng trường đại học Luật HN là một chuyên gia về phần lỗi. Bạn có thể tìm đọc các bài viết của thầy về phần lỗi để hiểu thêm nhé.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 29/11/2011 05:23:26 CH sửa lỗi font

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |