Tội cướp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #189931 30/05/2012

    promt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tội cướp tài sản

    Chào luật sư.

    Xin luật sư cho hỏi:

    -          Tội thuê hơn 100 người (xã hội đen) đến một nơi nuôi dưỡng người khuyết tật để bao vây, uy hiếp tinh thần người khuyết tật và ngang nhiên tự ý lấy các sản phẩm (hay còn gọi là cướp đồ) do người khuyết tật làm ra thì bị xét vào tội gì? Và hình thức phạt ra sao?

    -          Hiện tại tôi đang cho một người vay tiền, người đứng ra vay là chị A, còn con gái chị A ký làm chứng cho giao dịch vay mượn đó. Xin cho hỏi, nếu chị A chưa có khả năng trả nợ thì tôi có quyền đòi tiền từ con gái chị A ko?

    Xin cảm ơn luật sư. Mong luật sư trả lời giúp.

     

     
    3504 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #190253   31/05/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    1/ Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội "Cướp tài sản" thì tùy từng trường hợp cụ thể mà cả người thuê và người được thuê đều bị xử lý theo từng khoản tương ứng của tội này, được quy định tại Điều 133 BLHS.

    Điều 133.  Tội cướp tài sản 

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

    2/ Giao dịch được xác lập giữa bạn và chị A, nên chỉ có bạn và chị A có các quyền và nghĩa vụ khi tham gia giao dịch. Con gái chị A chỉ là người làm chứng, chứ không phải là người đứng ra bảo lãnh cho chị A vay tiền của bạn. Vì vậy bạn không có quyền đòi con gái, vì con gái chị A không có nghĩa vụ phải trả nợ khi chị A chưa có hoặc không có khả năng thanh toán.

    Trân trọng!



    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |