Tôi có thể dùng giấy cam kết không nhận con không?

Chủ đề   RSS   
  • #507361 13/11/2018

    lynhhhhhh

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có thể dùng giấy cam kết không nhận con không?

    Tôi và người yêu cũ đều đủ tuổi công dân. Tôi có bầu và anh ta không nhận con. Tôi muốn sau này không bị anh ta làm phiền nên muốn anh ta ký giấy cam kết không nhận con và không can thiệp vào cuộc sống của tôi sau này, vậy DanLuat cho tôi hỏi giấy cam kết trong trường hợp này có giá trị pháp lí không? Và có cần người chứng kiến khi chúng tôi kí cam kết không?
     
    4396 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507365   13/11/2018

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Việc lập cam kết như bạn nêu là trái với quy định của pháp luật về Quyền nhận con của cha mẹ, bạn nên cân nhắc và đưa ra hướng giải quyết phù hợp vì việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tương lai đứa trẻ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    lynhhhhhh (13/11/2018)
  • #507366   13/11/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Vấn đề của bạn mình có ý kiến như sau: 

    Khoản 1 Điều 91 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quy định: "Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết". Như vậy, giấy cam kết không nhận con không có giá trị pháp lý. 

    Tuy nhiên, vẫn có cách để người này không can thiệp vào cuộc sống của bạn sau này. 

    (1). Giữa bạn và người này không kết hôn (đừng bao giờ kết hôn thì tốt hơn) nên giữa 02 người không phát sinh quan hệ vợ chồng. Do đó, 02 bên hoàn toàn không có quyền nghĩa vụ gì với nhau. 

    (2). Giữa con của bạn và người này vẫn là quan hệ cha con. Tuy nhiên, khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó". Quy định này có thể áp dụng tương tự cho trường hợp của bạn. 

    Như vậy, trường hợp người này thông qua việc lạm dụng thăm nom mà can thiệp vào cuộc sống của bạn và con thì bạn có thể nhờ Toà án giải quyết.

    (Trả lời mang tính tham khảo). 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    lynhhhhhh (13/11/2018)