Tôi có quyền yêu cầu tòa phong tỏa tài sản người vay tiền?

Chủ đề   RSS   
  • #165059 14/02/2012

    blhinfo2008

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi có quyền yêu cầu tòa phong tỏa tài sản người vay tiền?

    Tôi có cho một người quen muợn số tiền 350tr đồng, nhưng đến nay đã 1 năm người đó vẫn không có khả năng chi trả, và hứa bán nhà sẽ trả cho tôi qua điện thọai, Tôi có khởi kiện người đó lên tòa an, nhưng người đó không đến vậy tôi có quyền yêu cầu tòa án phong tỏa ngôi nhà của người đó, hoặc tòa án có quyền can thiệp gì vào căn nhà của người đó không?? Khi cho vay tôi chỉ bắt người đó viết giấy vay mượn chứ không có thế chấp gì cả.
     
    32565 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #165076   14/02/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bạn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản đối với ngôi nhà nếu bạn chứng minh được ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của người đó. Còn Tòa án có chấp nhận yêu cầu của bạn hay không phụ thuộc vào nhận định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp này có cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án hay không.

    Nếu được Tòa án chấp nhận thì bạn phải gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở Tòa án giải quyết vụ án một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với số nợ 350 triệu trong thời hạn do Tòa án ấn định.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #165181   14/02/2012

    lstuankhac
    lstuankhac

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:01/09/2009
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 140
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Chào bạn. Ý kiến của BachThanhDC đã trả lời rõ câu hỏi của Bạn. Tuy nhiên, theo tôi để cho chắc chắn hơn nữa Ngoài việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản đối với ngôi nhà  đó thì Bạn vẫn cứ làm đơn đề nghị chưa cho phép thực hiện các giao dịch liên quan đến ngôi nhà đó cho đến khi  có Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án vì hiện nay bạn đang khởi kiện vụ án tại Tòa án để yêu cầu Tòa buộc người đó phải thanh toán khoản nợ 350t cho bạn. Trong đơn bạn nêu rõ lý do tránh trường hợp người đó tẩu tán tài sản để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
    Đơn bạn gửi đến UBND phường, xã nơi có nhà ở và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của UBND huyện nơi có nhà ở. Theo kinh nghiệm của mình thì khi có đơn này người kia khó mà thực hiện được giao dịch bán nhà.
    Chúc bạn thành công.

    Luật sư Nguyễn Khắc Tuấn

    Văn phòng Luật sư An Phát - Đoàn Luật sư tỉnh Hà Tĩnh

    Điện thoại: 0393 69 69 88 DĐ: 0913 143 111

    Email: luatanphat@gmail.com

    website:http://luatsuhatinh.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lstuankhac vì bài viết hữu ích
    blhinfo2008 (14/02/2012) Kimphuong75 (02/08/2017)
  • #165300   14/02/2012

    blhinfo2008
    blhinfo2008

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/02/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 210
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy khi làm đơn đề nghị tòa án chưa cho phép ngôi nhà đó thực hiện bất kỳ giao dịch nào tôi có phải đóng số tiền tương đương với số tiền 350tr đồng, trường hợp người đó không lên tòa, tôi có  làm được như vậy không ? vì hiện tại người đó đã đi khỏi nơi cư ngụ,  và thời gian để yêu cầu tòa không cho phép ngôi nhà thực hiện giao dịch có hiệu lực là bao lâu?
    Cập nhật bởi blhinfo2008 ngày 14/02/2012 11:54:22 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #165387   15/02/2012

    ls.congluan
    ls.congluan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn!
    Khi bạn yêu cầu thực hiện việc cấm chuyển dịch quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với căn nhà kia thì theo quy định của pháp luật bạn phải nộp 1 số tiền bảo đảm. Luật hiện nay không quy định rõ mức mà theo nhận định của tùy từng thẩm phán. Tại một số tòa trong thành phố Hồ Chí Minh thì có tòa lấy khoản 20% đến 50%, cũng có khi 100% giá trị.
    Vấn đề thứ 2 mà bạn hỏi, nếu người nợ (bị đơn) k đến tòa giải quyết thì sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết (thường thì sau khi tiến hành mời lên tòa hòa giải 2 lần mà vẫn k có mặt, sau đó là ra quyết định xét xử lần 1 mà vẫn vắng mặt), tòa án sẽ ra quyết định xét xử vắng mặt. Lúc này, dù họ không ra tòa thì tòa án vẫn tuyên án. 
    Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì bạn nên yêu cầu tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với căn nhà kia nếu mức ký quỹ bảo đảm mà thẩm phán đưa ra là hợp lý cho bạn.

    Chúc bạn thành công!
    Trân trọng

    Luật sư tranh tụng và tư vấn

    Công ty Luật Công Luận

    Công ty chúng tôi nhận tư vấn trực tuyến hoàn toàn miễn phí tại website www.luatcongluan.com qua hai cách thức sau:

    1.Tư vấn trực tiếp qua Yahoo! Messenger.

    2.Tư vấn trực tiếp qua số điện thoại di động của các luật sư tư vấn

    Hotline: 0948 68 2349

     
    Báo quản trị |  
  • #165396   15/02/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    ls.congluan viết:
    Chào bạn!
    Khi bạn yêu cầu thực hiện việc cấm chuyển dịch quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với căn nhà kia thì theo quy định của pháp luật bạn phải nộp 1 số tiền bảo đảm. Luật hiện nay không quy định rõ mức mà theo nhận định của tùy từng thẩm phán. Tại một số tòa trong thành phố Hồ Chí Minh thì có tòa lấy khoản 20% đến 50%, cũng có khi 100% giá trị.
    Vấn đề thứ 2 mà bạn hỏi, nếu người nợ (bị đơn) k đến tòa giải quyết thì sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết (thường thì sau khi tiến hành mời lên tòa hòa giải 2 lần mà vẫn k có mặt, sau đó là ra quyết định xét xử lần 1 mà vẫn vắng mặt), tòa án sẽ ra quyết định xét xử vắng mặt. Lúc này, dù họ không ra tòa thì tòa án vẫn tuyên án. 
    Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi thì bạn nên yêu cầu tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở đối với căn nhà kia nếu mức ký quỹ bảo đảm mà thẩm phán đưa ra là hợp lý cho bạn.

    Chúc bạn thành công!
    Trân trọng


    Chào bạn!

    Có thể thực tế một số Tòa án áp dụng mức bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm như bạn nêu. Nhưng nói "Luật hiện nay không quy định rõ mức" thì không phải. Bởi "Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp" là biện pháp KCTT quy định tại khoản 7 Điều 102 BLTTDS. Mà theo Điều 120 BLTTDS thì người yêu cầu áp dụng biện pháp này (và cả một số biện pháp khác nữa) phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. Như vậy là luật có quy định là "phải tương đương" chứ không phải là không quy định rõ mức.

    Còn với trường hợp cụ thể của chủ topic này thì không thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp "Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp" được (kể cả biện pháp "Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp"). Bởi theo khoản 7, khoản 8 Điều 102 (được cụ thể hóa tại các Điều 109 và 110) thì các biện pháp này chỉ được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp. Còn theo nội dung topic này thì căn nhà đó không được dùng để thế chấp, nên tài sản đang tranh chấp là 350 triệu đồng chứ không phải là ngôi nhà. Do đó mà không thể áp dụng được biện pháp này.

    Với nội dung như trên thì nếu khởi kiện, chủ topic này chỉ có thể yêu cầu áp dụng một trong hai biện pháp là "Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ" hoặc "Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định". Trong đó biện pháp thứ hai không bị buộc thực hiện biện pháp bảo đảm. Hoặc cũng có thể làm đơn gửi chính quyền địa phương theo cách của lstuankhac đưa ra cũng là môt biện pháp khả dĩ.

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 15/02/2012 12:27:33 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #165646   16/02/2012

    ls.congluan
    ls.congluan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Thân chào1
    Về phương diện pháp lý, tôi đồng ý việc bạn nói. Nhưng ở đây tôi đang tiến hành tư vấn cho 1 người chưa hiểu rõ luật, nên nếu dùng đúng từ thuật ngữ thì rất khó để diễn tả hết được. Khi đương sự đưa ra yêu cầu như trên, thẩm phán sẽ nghiên cứu hồ sơ để tiến hành ra quyết định áp dụng biện pháp nào là đúng luật và hợp lý (chẳng hạn như để đảm bảo thi hành án) chứ không đúng như thuật ngữ mà đương sự đưa ra. (nhưng về mặt nội dung là như vậy). Bạn nên chú ý đến điều 102 BLTTDS, có thể có những biện pháp khác chứ không phải là chỉ áp dụng các biện pháp từ điều 103 đến 115. Đây là 1 điều rất linh hoạt, tôi rất ủng hộ
    Trân trọng!

    Luật sư tranh tụng và tư vấn

    Công ty Luật Công Luận

    Công ty chúng tôi nhận tư vấn trực tuyến hoàn toàn miễn phí tại website www.luatcongluan.com qua hai cách thức sau:

    1.Tư vấn trực tiếp qua Yahoo! Messenger.

    2.Tư vấn trực tiếp qua số điện thoại di động của các luật sư tư vấn

    Hotline: 0948 68 2349

     
    Báo quản trị |  
  • #165709   16/02/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    ls.congluan viết:
    Thân chào1
    Về phương diện pháp lý, tôi đồng ý việc bạn nói. Nhưng ở đây tôi đang tiến hành tư vấn cho 1 người chưa hiểu rõ luật, nên nếu dùng đúng từ thuật ngữ thì rất khó để diễn tả hết được. Khi đương sự đưa ra yêu cầu như trên, thẩm phán sẽ nghiên cứu hồ sơ để tiến hành ra quyết định áp dụng biện pháp nào là đúng luật và hợp lý (chẳng hạn như để đảm bảo thi hành án) chứ không đúng như thuật ngữ mà đương sự đưa ra. (nhưng về mặt nội dung là như vậy). Bạn nên chú ý đến điều 102 BLTTDS, có thể có những biện pháp khác chứ không phải là chỉ áp dụng các biện pháp từ điều 103 đến 115. Đây là 1 điều rất linh hoạt, tôi rất ủng hộ
    Trân trọng!


    Chào bạn! 

    Cảm ơn về những trao đổi của bạn. Nhưng quả thực tôi thấy những gì bạn nêu ra không đủ sức thuyết phục.

    Tôi đồng ý với bạn là khi trao đổi bằng miệng với đương sự, Thẩm phán có thể không sử dụng thuật ngữ chính xác như khi ban hành quyết định áp dụng một biện pháp KCTT nào đó. Và tôi cũng đồng ý với bạn là khi giải quyết vụ án dân sự, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp KCTT khác ngoài các biện pháp quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều 102 BLTTDS (được cụ thể hóa tại các điều từ 103 115 BLTTDS), bởi vì đơn giản là khoản 13 Điều 102 (được cụ thể hóa tại Điều 116 BLTTDS) quy định như thế.

    Nhưng có một điều mà bạn cần phải chú ý là khoản 13 Điều 102 và Điều 116 quy định cụ thể như sau:

    13. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định.

    Ðiều 116. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác

    Trong trường hợp do pháp luật quy định, Tòa án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ngoài những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Ðiều 102 của Bộ luật này.

    Quy định này có nghĩa là khi đương sự có yêu cầu hoặc trong trường hợp cần thiết, thì ngoài các biện pháp KCTT mà BLTTDS đã liệt kê, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khác nhưng các biện pháp đó đã phải được pháp luật quy định. Chứ không phải là Tòa án có quyền tự ý, tùy tiện áp dụng biện pháp mà không hề có bất cứ một văn bản pháp luật nào quy định (ví dụ như kê biên tài sản, hay cấm thay đổi hiện trạng tài sản mà tài sản đó lại không phải là tài sản đang tranh chấp). Bởi cũng đơn giản là không có bất cứ một văn bản pháp luật nào cho phép Tòa án được kê biên hay cấm thay đổi hiện trạng trong trường hợp này.

    Liên quan đến khoản 13 Điều 102 và Điều 116 BLTTDS, có thể lấy ví dụ một số biện pháp KCTT không được liệt kê trong BLTTDS như: biện pháp "Bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết khiếu nại hàng hải" quy định tại Bộ luật hành hải và Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển; hay biện pháp "Tạm định chỉ việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản" quy định tại Luật phá sản...

    Trong những trường hợp này, căn cứ để Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp KCTT là khoản 13 Điều 102 BLTTDS và các quy định tại văn bản pháp luật có liên quan.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 16/02/2012 03:28:14 CH

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (18/02/2012)
  • #166129   17/02/2012

    ls.congluan
    ls.congluan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    #fff8df; font-size: 13px;">Chào BachThanhDC !
    Cảm ơn những lời tranh luận của bạn. Tuy nhiên, tất nhiên tòa án chỉ có quyền làm những gì mà pháp luật quy định giống như cách tôi đưa ra và bạn phân tích rõ thêm thôi.
    Ở đây, ý tôi muốn nói là cách thức thực hiện các biện pháp đó như thế nào. Khi đương sự muốn đưa ra một yêu cầu gì đó, chỉ cần Tòa án hiểu là có căn cứ thì làm theo yêu cầu đó nhưng với ngữ từ khác nhưng không trái quy định của pháp luật. Luật Việt Nam nếu cứ bám theo ngữ từ thì khó mà áp dụng triệt để, đây là nội dung có thể 1 dịp nào chúng ta trao đổi chứ không bàn luận quanh topic này nữa.
    Chúc bạn thành công!

    Luật sư tranh tụng và tư vấn

    Công ty Luật Công Luận

    Công ty chúng tôi nhận tư vấn trực tuyến hoàn toàn miễn phí tại website www.luatcongluan.com qua hai cách thức sau:

    1.Tư vấn trực tiếp qua Yahoo! Messenger.

    2.Tư vấn trực tiếp qua số điện thoại di động của các luật sư tư vấn

    Hotline: 0948 68 2349

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ls.congluan vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (20/02/2012)
  • #474703   15/11/2017

    hoanglinh201289
    hoanglinh201289

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    biện pháp cấm chuyển dịch quyền chỉ áp dụng với tài sản đang tranh chấp( ví dụ như tranh chấp mảnh đất nào đó) ở đây bạn hỏi trong trường hợp này là vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản. như vậy để đảm bảo cho quyền lợi của bạn và đảm bảo cho việc thi hành án sau này, bạn chỉ có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.

    Cập nhật bởi hoanglinh201289 ngày 15/11/2017 09:16:43 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #474720   15/11/2017

    Vienthanh77
    Vienthanh77

    Male
    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Có thể là bạn cũng đã quên nội dung tin nhăn của con nợ t4rong đó có cam kết bán nhà để trả nơ như vậy vào thời điểm phát sinh tranh chấp về công nơ con nợ nói trên đã tự nguyện xác định dùng căn nhà để chưng minh khả năng trả nợ của mình đây cung là cách để con nợ kéo dài thời gian trả nợ và không bị hình sự hóa quan hệ dân sự.Khi vay tiền đến hạn trả không có khả năng trả rất dễ bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt.

     
    Báo quản trị |  
  • #474742   15/11/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Bạn có thể yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu thầy cần thiết tòa án sẽ ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong đó bao gồm Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ (bên vay)

     
    Báo quản trị |