Việc truy tố hay không còn phải xem xét là hành vi chế tạo thuốc nổ của bạn có phải là hành vi trái phép hay không.
Nếu hành vi sản xuất, chế tạo thuốc nổ của bạn phục vụ vào mục đích nghiên cứu được coi là hợp pháp thì phải được xây dựng thành đề án nghiên cứu, được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các quy định cụ thể tại Pháp lệnh số: 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệ nổ, công cụ hỗ trợ, Nghị định25/2012/NĐ-CP của chính phủ và thông tư30/2012/TT-BCA hướng dẫn về vấn đề này.
Để xem xét mức và khung hình phạt cụ thể nếu bị truy cứu TNHS thì bạn tham khảo Điều 232 BLHS:
Điều 232. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Gây hậu qủa nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Bạn được quyền thuê luật sư. Việc tìm luật sư nào thì do bạn tự lựa chọn. Trên khu vực hà nội có rất nhiều văn phòng luật, công ty luật đóng trụ sở ở đó.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!