- Theo Điều 6 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ tối đa đối với xe máy trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và 50km/h đối với Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
- Theo Điểm c Khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiện từ 100.000 đến 200.000 đồng khi điều khiển xe chay quá tốc độ từ 05 km/h - dưới 10 km/h.
=> Như vậy, theo quy định thì chỉ bị phạt khi bị chạy quá tốc độ 5 km/h, do đó có thể nói rằng quy định tại thông tư 91 đã bị nghị định 46 phá hủy đi một phần nào đó về xử phạt hành chính. Qua đó thực tế hiện tại thì tốc độ tối đa mà không bị xử phạt hành chính trong khu vực đông dân cư là 64 km/h đối với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và 54km/h đối với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới.
- Có thể là nhà làm luật cố tình quy định như vậy vì cho rằng hành vi vượt từ 1 km/h đến dưới 5 km/h không quá nguy hiểm nên có thể cho phép được. Tuy nhiên, đó chỉ là mức xử phạt vi phạm hành chính khi vượt quá tốc độ, trường hợp bạn chạy quá tốc độ 1km/h thôi mà gây tai nạn thì đây là tình tiết để xác định ai là người có lỗi để xem xét trách nhiệm dân sự hoặc hình sự. Do đó, mọi người nên nâng cao ý thức trong việc thực thi pháp luật, đặc biệt là tham gia giao thông.