Tốc độ tối đa cho phép và mức xử phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ của xe mô tô, xe gắn máy

Chủ đề   RSS   
  • #601820 14/04/2023

    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 8990
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Tốc độ tối đa cho phép và mức xử phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ của xe mô tô, xe gắn máy

    Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có trách nhiệm tuân thủ quy định về tốc độ khi tham gia giao thông, trường hợp chạy quá tốc độ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

    1. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe mô tô, xe gắn máy

    Theo quy định tại Thông tư 67/2015/TT-BGTVT thì:

    Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

    Xe gắn máy: là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3, nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW.

    Theo quy định tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì tốc độ tối đa của xe mô tô, xe gắn máy quy định như sau:

    - Tốc độ tối đa của xe mô tô trong khu vực đông dân cư:

    + Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.

    + Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h.

    - Tốc độ tối đa của xe mô tô ngoài khu vực đông dân cư:

    + Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 70 km/h.

    + Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 60 km/h.

    - Tốc độ tối đa của xe gắn máy khi tham gia giao thông là không quá 40 km/h.

    2. Mức xử phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ của xe mô tô, xe gắn máy

    Mức phạt tiền đối với hành vi chạy quá tốc độ được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

    - Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

    - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

    - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h hoặc điều khiển xe không chú ý quan sát, chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;

    - Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

    3. Biện pháp xử phạt bổ sung đối với hành vi chạy quá tốc độ của xe mô tô, xe gắn máy

    Hành vi chạy quá tốc độ của xe mô tô, xe gắn máy sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung như sau:

    - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi:

    + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

    + Điều khiển xe không chú ý quan sát, chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;

    + Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

    - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện đối với trường hợp tái phạm hành vi điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

    Ngoài ra, người điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.

    Trách nhiệm bồi thường, mức bổi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại Chương XX Bộ luật Dân sự 2015.

    Như vậy có thể thấy hành vi chạy qua tốc độ trong giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt khá nặng với mức xử phạt thấp nhất là 300.000 đồng và mức xử phạt cao nhất lên đến 8.000.000 đồng.

     
    96 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận