Tòa Tối cao hạn chế quyền tự do báo chí?

Chủ đề   RSS   
  • #322987 13/05/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Tòa Tối cao hạn chế quyền tự do báo chí?

    Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình vừa ký thông qua Thông tư 01/2014/TT-CA về việc ban hành Nội quy phiên tòa.  Theo đó, Thông tư chứa nhiều nội dung vô lý, gây khó khăn cho phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại tòa.

    Khoản 1 điều 4 của Nội quy phiên tòa quy định: “Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình Thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa”.

    1. Phóng viên không được tác nghiệp tại tòa

    Nghị định 159/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2014) lần đầu tiên quy định xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của phóng viên; 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.

    Đây là bước tiến ghi nhận sự bảo hộ của Nhà nước đối với phóng viên chưa có Thẻ nhà báo khi tác nghiệp.

    Tuy nhiên, Thông tư 01 của Tòa tối cao buộc phải có Thẻ nhà báo mới được tác nghiệp tại tòa. Rõ ràng, đây là quy định chặn quyền tác nghiệp của phóng viên chưa có Thẻ nhà báo. Trong khi điều kiện để có được Thẻ nhà báo là không hề đơn giản (cho dù có rất nhiều năm kinh nghiệm).

    Người được xét cấp Thẻ nhà báo phải đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn sau:

    - Tốt nghiệp đại học; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang công tác tại cơ quan báo chí miền núi hoặc chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;

    Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp Thẻ;

    - Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan báo chí phân công;

    - Không vi phạm quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp Thẻ;

    - Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp Thẻ nhà báo.

    (Thông tư 04/2007/TT-BVHTT)

    2. Tòa Tối cao vượt mặt Chính phủ

    Khoản 1 điều 8 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định: “Nhà báo được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước”.

    Tuy nhiên, ngoài việc xuất trình Thẻ nhà báo thì Thông tư 01 yêu cầu nhà báo phải xuất trình thêm giấy giới thiệu công tác thì mới được tác nghiệp tại tòa.

    Như vậy, nhiều điểm của Thông tư 01 không nhưng trái với văn bản pháp luật cao hơn mà còn không phù hợp với thực tiễn dẫn đến hạn chế quyền tự do báo chí của phóng viên, nhà báo. Rất mong Bộ Tư pháp nhanh chóng tuýt còi để mọi việc đi vào quy chuẩn.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 13/05/2014 03:46:14 CH
     
    6133 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    danusa (14/05/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #328572   17/06/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Trả lời PV Thanh Niên chiều 16.6, ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp, cho biết đã báo cáo Bộ trưởng về các vấn đề liên quan đến Thông tư 01/2014 của TAND tối cao quy định về nội quy phiên tòa.

    Theo ông Sơn, qua kiểm tra ban đầu của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho thấy giữa quy định về hoạt động thông tin, báo chí theo điều 4 của Thông tư 01/2014 và Nghị định 51/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định thi hành luật Báo chí có điểm “vênh” nhau. “Tại khoản 1 điều 8 Nghị định 51/2002 quy định khi đến các cơ quan, tổ chức tác nghiệp, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Còn trong thông tư yêu cầu phải có thêm giấy giới thiệu, tức là đẻ thêm một loại giấy tờ”, ông Sơn phân tích.

    Xem thêm: Tại đây

     
    Báo quản trị |