Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Chủ đề   RSS   
  • #366549 07/01/2015

    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

    Chào các thành viên diễn đàn

    Mình đang giải quyết một vụ kiện nhưng có một vài rắc rối về thẩm quyền của tòa án giải quyết. Mình gửi lên trường hợp của mình mong góp ý từ diễn đàn:

    Ông A kiện bà B ra tòa X tỉnh N để đòi tài sản về hợp đồng vay. Bà B có địa chỉ cư trú tại huyện X tỉnh N. Tuy nhiên, tòa X tỉnh N trả lại đơn khởi kiện với lý do bà B thường trú, tạm trú tại huyện M, tỉnh N. Sau đó Ông A lại khởi kiện ra tòa án huyện M, tỉnh N nhưng tòa này cũng trả lại đơn khởi kiện.

    Vấn đề đặt ra ở đây là: Tòa nào có thẩm quyền

    Theo quan điểm của mình thì:

    Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

    1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

    Đồng thời theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú và khoản 2 Điều 1 Nghị định 56/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú:

    “2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    Điều 4. Nơi cư trú của công dân

    Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

    Như vậy trong vụ việc này, bà B Đăng ký thường trú tại địa chỉ  huyện X tỉnh N thì tòa huyện X có thẩm quyền giải quyết và tòa huyện M tỉnh N vẫn có thẩm quyền giải quyết.

    Mong góp ý từ diễn đàn

    Trân trọng!

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    10723 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Anlhk33-DLU vì bài viết hữu ích
    thaodolly1101 (22/06/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #366562   07/01/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Anlhk33-DLU viết:

    Bà B có địa chỉ cư trú tại huyện X tỉnh N. Tuy nhiên, tòa X tỉnh N trả lại đơn khởi kiện với lý do bà B thường trú, tạm trú tại huyện M, tỉnh N. 

    - Vấn đề bạn đặt ra có chổ không rỏ: "bà B thường trú, tạm trú tại huyện M, tỉnh N" vì sao lại "có địa chỉ cư trú tại huyện X tỉnh N"

    Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc tạm trú.

    - Tranh chấp "đòi tài sản" hay "hợp đồng vay tài sản" 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Anlhk33-DLU (07/01/2015)
  • #366576   07/01/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Thực tế mình cũng đã trải qua một số vụ án mà trường hợp giống như bạn nêu. Thông thường khởi kiện 1 cá nhân (kiện đòi nợ vay tín chấp ngân hàng) thì thẩm quyền của tòa án nơi xét xử chính là căn cứ vào hộ khẩu của cá nhân đó (hộ khẩu ở đâu thì kiện ở tòa án đó). Trường hợp tòa án nơi có hộ khẩu thụ lý sau đó xác minh không có bị đơn ở tại địa phương thì được quyền trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu nguyên đơn cung cấp nơi ở của bị đơn để tống đạt Giấy triệu tập. 

    Bạn cũng có thể khởi kiện ở nơi bị đơn đang cư trú (không phải là nơi có hộ khẩu) nếu có văn bản xác nhận của công an khu vực rằng bị đơn đang sinh sống tại nơi đó. Văn bản này kèm đơn kiện nộp Tòa án là được.

    Như vậy, cả 2 Tòa án đều có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ kiện hoặc từ chối giải quyết vụ kiện của bạn tùy theo tình huống thực tế nữa. Theo ý kiến cá nhân của mình, bạn cần thu thập chứng cứ quan trọng là xác minh của công an khu vực nơi cá nhân cư trú hoặc có hộ khẩu thường trú là tòa án sẽ thụ lý giải quyết. Công an chỉ cần xác nhận dòng quan trọng là "đương sự có hộ khẩu ở xyz, đang sinh sống tại đây" là được.

    Lâu rồi mình cũng không cập nhật các văn bản hướng dẫn xét xử mới từ Tòa án về trường hợp nơi cư trú của cá nhân. Mình nhớ là có văn bản Công văn 138/KHXX của Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn các Tòa án về việc trả lại đơn kiện khi không tìm thấy địa chỉ của người bị kiện. Bạn có thể tìm đọc và tham khảo. 

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    Maiphuong5 (07/01/2015) Anlhk33-DLU (07/01/2015)
  • #366582   07/01/2015

    Anlhk33-DLU
    Anlhk33-DLU
    Top 75
    Male
    Lớp 6

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2011
    Tổng số bài viết (834)
    Số điểm: 7872
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 338 lần


    Chào Khongtheyeuemhon

    Đúng như bạn nói hầu như thẩm quyền của tòa án nơi xét xử chính là căn cứ vào hộ khẩu của cá nhân đó (hộ khẩu ở đâu thì kiện ở tòa án đó). Trong vụ án này, hai tòa đều có thẩm quyền xét xứ (về ,mặt lý luận).

    Chắc có lẽ phải khiếu nại thôi chứ chờ theo kiểu thế này thì die

    Cảm ơn 

     

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798. Luật sư - Hãng luật Hai Nguyen & Cộng Sự. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://lamchuphapluat.vn/

    Tư vấn luật miễn phí: http: http://duongleuocan.blogspot.com/

     
    Báo quản trị |  
  • #366597   08/01/2015

    ls.luongducphuong
    ls.luongducphuong

    Male
    Chồi

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2014
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 1276
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 55 lần


    Anlhk33-DLU viết:

    Chào Khongtheyeuemhon

    Đúng như bạn nói hầu như thẩm quyền của tòa án nơi xét xử chính là căn cứ vào hộ khẩu của cá nhân đó (hộ khẩu ở đâu thì kiện ở tòa án đó). Trong vụ án này, hai tòa đều có thẩm quyền xét xứ (về ,mặt lý luận).

    Chắc có lẽ phải khiếu nại thôi chứ chờ theo kiểu thế này thì die

    Cảm ơn 

     

    Đúng vậy, vấn đề cư trú dù đã được quy định trong luật cư trú nhưng vẫn rất khó thực hiện. Để xin được xác nhận của công an về nơi cư trú của người khác thì cũng không dễ dàng gì. Thường công an yêu cầu phải có "sự yêu cầu của tòa án" nhưng thời điểm này vì chưa thụ lý nên tòa án cũng không chịu đề nghị bên công an xác minh.

     

    Tư vấn luật miễn phí - Công chứng hợp đồng giao dịch

    Email: luatsuluongducphuong@gmail.com

    Website: http://www.lamchuphapluat.vn

    SĐT: 0911.111.099 - 01.668.668.629

     
    Báo quản trị |  
  • #366614   08/01/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Chào các bạn!

    Theo quan điểm cá nhân của tôi, Toà X trả đơn khởi kiện và có nêu lý do trả đơn là bà B cư trú tại huyện M nên vụ án không thuộc thẩm quyền của Toà X và yêu cầu khởi kiện tại Toà M là do Toà án vận dụng diểm d khoản 1 Điều 168 Bộ luật TTDS. Như vậy có thể thấy Toà X đã tiến hành xác minh vụ việc trước khi thụ lý và phát hiện người bị kiện không cư trú tại địa phương và có văn bản trả lời vấn đề này.

    Về nguyên tắc, khi Toà án X đã trả lời và xác nhận lý do trả đơn thì Toà án M phải thụ lý vụ án (văn bản trả lời chính là "chứng cứ" xác nhận nơi cư trú của bà B). Nếu trả đơn thì phải có văn bản trả lời cho người khởi kiện và nêu lý do theo đúng quy định của luật TTDS. Toà M lúc này không thể việ lý do là bà B cư trú tại địa phương X để trả đơn (vì điều này đã được Toà X làm rõ và không lẽ Toà X đưa lý do "lụi"), trừ trường hợp Toà M xác mình được là bà B không còn cư trú tại địa phương M tại thời điểm nộp đơn, lúc này nguyên đơn phải cung cấp địa chỉ cho Toà án để được thụ lý.

    Có vấn đề hơi nghịch lý ở đây là bộ phận nhận đơn thường "cầm đèn đi trước ô tô", bởi việc xác minh địa chỉ bị đơn chỉ được thực hiện sau khi thụ lý vụ án. Trường hợp thụ lý và xác minh bị đơn cự trú ở địa chỉ khác thì Toà án chuyển hồ sơ vụ án cho Toà nơi bị đơn cư trú và thông báo cho nguyên đơn, người liên quan biết.

    Một thực trạng nữa là, Toà án hay lạm dụng điểm đ khoản 1 Điều 168 để trả đơn vì cố tình hiểu "lệch" cụm từ "Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án" (thường thì cụm từ này để chỉ phân định thẩm quyền giữa Toà cấp tỉnh và cấp huyện).

    Trên đây là vài quan điểm chia sẻ với chủ topic.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (08/01/2015)