Tố tụng dân sự năm 2015: Đương sự có quyền tự mình yêu cầu giám định

Chủ đề   RSS   
  • #432672 04/08/2016

    eyestorm
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2013
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 3127
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 122 lần


    Tố tụng dân sự năm 2015: Đương sự có quyền tự mình yêu cầu giám định

    Nếu như Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định chỉ Thẩm phán mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định khi có yêu cầu của các bên đương sự hoặc theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự (Điều 90) thì Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 102) đã bổ sung thêm nội dung hoàn toàn mới về quyền yêu cầu giám định của đương sự. 

    Theo đó, bên cạnh quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định thì đương sự có thể tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự; đương sự phải thực hiện quyền này trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. 

    Tuy nhiên, trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng; theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết; có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp thì Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung.

    Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định (sửa đổi, bổ sung) 

    1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự. 

    2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định. 

    3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết. 

    4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. 

    5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.

    Hãy theo đuổi sự ưu tứu, thành công sẽ theo đuổi bạn !

     
    4032 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn eyestorm vì bài viết hữu ích
    Anlhk33-DLU (05/08/2016) hungmaiusa (05/08/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận