Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #610079 29/03/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 508 lần


    Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao?

    Tổ chức, môi giới vượt biên trái phép luôn là chủ đề nóng của xã hội, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm tuyệt đối những cá nhân, tổ chức có hành vi đưa người vượt biên trái phép, nếu vi phạm sẽ có chế tài xử phạt thích đáng. Vậy vượt biên trái phép là gì? Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao?

    (1) Vượt biên trái phép là gì?

    Theo Điều 33 và 34 Luật Xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, công dân Việt Nam khi xuất, nhập cảnh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

    Đối với xuất cảnh

    - Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng

    - Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực

    - Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

    - Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

    Đối với nhập cảnh

    - Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.

    Như vậy, những trường hợp nhập cảnh, xuất cảnh không tuân thủ theo quy định trên sẽ là hành vi phạm tội vượt biên trái phép.

    (2) Tổ chức vượt biên trái phép làm chết người bị xử lí ra sao?

    Căn cứ vào quy định tại Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép phải chịu các hình phạt như sau:

    - Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Đối với từ 05 người đến 10 người;

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    + Đối với 11 người trở lên;

    + Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

    + Làm chết người.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

    Cũng theo Điều 349 Bộ Luật Hình sự 2015, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, các hình phạt gần như tương tự với Điềlu 348 Bộ Luật Hình sự 2015, do đó thường hay có sự nhầm lẫn trong việc áp dụng Điều luật vào sự việc.

    Theo hướng dẫn Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015 tại  Mục 2.1, Mục 2.3 đến Mục 2.9 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021, hướng dẫn phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 Bộ Luật Hình sự 2015) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 Bộ Luật Hình sự 2015) như sau:

    - Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 BLHS là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới.

    - Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 BLHS là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...).

    Ví dụ 1: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc.

    Ví dụ 2: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp.

    Tùy vào mục đích sẽ có tên gọi khác nhau, nhưng tựu chung về hình thức, hành vi tổ chức, môi giới vươt biên trái phép là đưa người ra nước ngoài hoặc vào biên giới lãnh thổ Việt Nam trái với quy định của pháp luật, không tuân theo các quy định trong Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

    (3) Kết luận

    Như vậy, người nào tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép mà làm chết người thì sẽ bị xử theo khung hình phạt tăng nặng nhất của tội này. Cụ thể là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm cho tội danh này.

    Ngày nay không thiếu những trang chính thống đưa tin tức về việc tổ chức đưa người vượt biên, trốn sang nước ngoài để lao động hoặc đưa người nhập cảnh vào Việt Nam trái phép.

    Trên thực tế, không ít những vụ án mạng mà nạn nhân người tham gia vào các cuộc vượt biên trái phép, trốn sang nước ngoài , người xuất, nhập cảnh trái phép bị giết, cướp trong khi di chuyển bằng đường mòn, băng rừng hiểm trở để vượt biên…bởi những kẻ tổ chức, môi giới vượt biên trái phép.

    Người lao động muốn sang nước ngoài làm việc nên tìm kiếm những công ty có uy tín trong lĩnh vực môi giới xuất khẩu lao động trong nước, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

     
    1361 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận