Tổ chức nào chịu trách nhiệm Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?

Chủ đề   RSS   
  • #615790 29/08/2024

    ngocngocngyn

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/03/2024
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Tổ chức nào chịu trách nhiệm Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?

    Bộ Tài chính ban hành Thông tư 188/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 84/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, dưới đây là nội dung về xác định mục tiêu, chỉ tiêu cũng như trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    1. Mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí được xác định như thế nào?

    Điều 5 Thông tư 188/2014/TT-BTC xác định mục tiêu tiết kiệm:

    - Việc xác định mục tiêu tiết kiệm được thực hiện hàng năm, 5 năm;

    - Mục tiêu tiết kiệm phải được xác định theo thứ tự ưu tiên và gắn với các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của cơ quan, tổ chức:

    + Đối với lĩnh vực sử dụng ngân sách nhà nước, vốn, tài sản nhà nước, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong khu vực nhà nước tại các Bộ, cơ quan ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc xác định mục tiêu phải căn cứ mục tiêu của Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, gắn với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm; Chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực theo yêu cầu quản lý;

    + Đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, xác định mục tiêu tiết giảm chi phí quản lý, giảm giá thành sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh.

    Xác định chỉ tiêu tiết kiệm:

    - Việc xác định chỉ tiêu tiết kiệm phải được tính toán khoa học, gắn với mục tiêu đề ra và phù hợp với khả năng thực tế của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị; các chỉ tiêu tiết kiệm phải cụ thể, rõ ràng; được thể hiện bằng số tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm;

    - Chỉ tiêu tiết kiệm phải bám sát chỉ tiêu tiết kiệm trong các lĩnh vực theo Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm, 5 năm của Chính phủ và các hướng dẫn sau:

    + Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước: cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu tiết kiệm trong việc tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, khảo sát trong và ngoài nước; sử dụng điện, nước; sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí; tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm;

    + Trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước: cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu cắt giảm, đình hoãn các dự án hoặc hạng mục không thực sự cần thiết đầu tư, không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; chỉ tiêu tiết kiệm trong việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng; số kinh phí tiết kiệm được do thực hiện đấu thầu theo quy định; số kinh phí tiết kiệm qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thẩm tra quyết toán; số kinh phí tiết kiệm được trong quá trình thực hiện dự án;

    + Trong quản lý, sử dụng đất đai gắn liền với trụ sở làm việc; quản lý, sử dụng nhà công vụ, tài sản nhà nước: cụ thể hóa bằng chỉ tiêu cắt giảm hoặc đình hoãn các dự án xây dựng trụ sở làm việc khi chưa hoàn thành việc rà soát, sắp xếp, sử dụng các cơ sở nhà đất, trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị hiện có theo quy định của pháp luật hiện hành; cắt giảm hoặc đình hoãn các kế hoạch mua sắm, sửa chữa phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự cần thiết, không đúng tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật hiện hành; số kinh phí tiết kiệm được do thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản, ứng dụng công nghệ thông tin; số diện tích nhà, đất, trụ sở làm việc, diện tích nhà công vụ, tài sản nhà nước được thu hồi do sử dụng không đúng mục đích, không đúng đối tượng hoặc không sử dụng;

    + Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên: cụ thể hóa bằng chỉ tiêu tiết kiệm phù hợp với thực tế, khả năng và yêu cầu quản lý của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức. Riêng đối với chỉ tiêu tiết kiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên đất thì cần cụ thể hóa bằng số diện tích đất đai, mặt nước bị thu hồi do sử dụng không đúng quy định của pháp luật, sai quy hoạch, lãng phí, kém hiệu quả, bỏ hoang hóa và đất lấn chiếm trái quy định;

    + Trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước: cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu tiết kiệm chi phí quản lý, tiết kiệm các yếu tố chi phí khác (nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng), hạ giá thành sản phẩm;

    + Trong việc tiết kiệm thời gian lao động: cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu giảm số giờ thực hiện thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp và người dân.

    Xác định yêu cầu chống lãng phí:

    - Chống lãng phí phải gắn với mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, nhiệm vụ cải cách hành chính, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức;

    - Chống lãng phí phải được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

    - Xác định yêu cầu chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của cơ quan, tổ chức.

    2. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do tổ chức nào chịu trách nhiệm?

    Điều 6 Thông tư 188/2014/TT-BTC Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

    - Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao trong Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ và Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan mình; chỉ đạo cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã xây dựng;

    - Tổ chức triển khai các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó tập trung vào các giải pháp để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí gắn với các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn;

    - Bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung vào Chương trình các nội dung, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đề ra;

    - Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đã đăng ký;

    - Xử lý theo thẩm quyền đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về xây dựng, ban hành, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

    - Báo cáo đầy đủ kết quả thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm trong báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan mình gửi Bộ Tài chính để tổng hợp vào báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.

    Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước thực hiện xây dựng và đăng ký chỉ tiêu tiết kiệm chi phí quản lý, tiết kiệm các yếu tố chi phí khác (nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng), hạ giá thành sản phẩm với Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (chủ sở hữu) cùng với kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm.

    Như vậy, trên đây là nội dung về xác định mục tiêu, chỉ tiêu cũng như trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Thông tư 188/2014/TT-BTC.

     
    62 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận