TNGT SV mới tốt nghiệp ra trường làm gia sư có được tính lương bị mất

Chủ đề   RSS   
  • #122692 09/08/2011

    thuylanh

    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 795
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 0 lần


    TNGT SV mới tốt nghiệp ra trường làm gia sư có được tính lương bị mất

    Chào Luật Sư và các bạn,

    Xin Luật sư và các bạn tư vấn cho mình với;

    Em gái mình bị TNGT chấn thương sọ não từ ngày 10/1/2011- 3/5/2011 xuất viện và tới ngày 8/8/2011 mình mới lấy được xe ra và vẫn chưa nhận được kết quả điều tra từ phía công an,
    (không mất phí giữ xe, không bị phạt hành chính)
    em gái mình cũng bị xe máy khác đâm vào trên vỉa hè.

    Do thõa thuận không được, nên khoảng 25/7 C.A điều tra ra QĐ khởi tố vụ án,

    C.A nói mình là tổng cộng các khoản phí là bao nhiêu, như hóa đơn, công người chăm sóc, tổn thương tinh thần.

    Như lần trước bạn QQ có tư vấn cho mình là Gia sư vẫn được coi đó là khoản thu nhập bị mất.

    Nhưng C.A nói mình là không được tính vì người kia đã phải chịu trách nhiệm với nhà nước rồi, người gây ra tai nạn chỉ trả khoãn có hóa đơn, công người chăm sóc thôi,

    Ngoài ra mình thấy Giám định Pháp Y cho em gái mình thấy không khách quan, chưa chính xác, mình có làm đơn Y/C giám định lại mà C.A nói là 56% đủ điều kiện khởi tố rồi, cao hơn mấy % or giảm đi mấy % nữa cũng chẳng làm gì, đồng ý trả lời mình bằng văn bản, nhưng không biết khi nào có để đưa cho mình vì Lãnh đạo xin nghỉ phép 6tháng, người khác về thay nhưng chưa biết có làm hay không, Phó lãnh đạo nhiều việc lắm vì chỉ có một mình. --> đó là các lý do của C.A nói mình, thật sự mình rất bức xúc vì gần 8 tháng rồi không biết khi nào mới giải quyết cho mình được, Nếu mình đợi Viện Kiểm Sát làm việc rồi mình Yêu cầu đi giám định lại được không ạh?

    C.A điều tra giải thích và trả lời cho mình như vậy đúng hay sai, mong LSư và các bạn tư vấn cho mình với.

    Rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ phía LSư và các bạn
    Chân thành cảm ơn.
     
    3695 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #122702   09/08/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Theo mình thấy thì bạn và gia đình nên làm đơn yêu cầu giám định lại gửi cơ quan điều tra. Việc tăng % thương tật cũng có ảnh hưởng nhất định tới việc tính chi phí bồi thường giảm sút sức khỏe (tất cả các khoản phải chi trong quá trình điều trị, kể cả chi phí đi lại nếu có hóa đơn, thu nhập thực tế giảm sút, công người chăm sóc + Bù đắp tổn thất do sức khỏe bị giảm sút) cũng như là xác định khung hình phạt. Nếu là từ 61 % thì nó sẽ chuyển sang truy tố tại khung tăng nặng hơn so với 56%.
        Công việc gia sư cũng là công việc, nếu em bạn không bị tai nạn thì vẫn sẽ có thu nhập từ việc làm gia sư. Bạn có thể yêu cầu bồi thường về thu nhập thực tế bị mất (dựa trên số buổi em bạn dạy /tuần, số tiền/buổi, để yêu cầu bồi thường). Người gây tai nạn không nhưng phải chịu TNHS trong trường hợp này mà còn phải chịu cả trách nhiệm bồi thường dân sự chứ không có chuyện là đã chịu TNHS thì không chịu TNDS nữa.
         Cơ quan CA cũng không thể lấy lý do là cán bộ đi vắng nên không có người giải quyết là không thể chấp nhận được. Vì công việc của họ phải làm theo đúng quy định của pháp luật.
         Trường hợp này bạn không cần phải đợi hồ sơ chuyển sang VKS mới yêu cầu giám định lại, bạn có thể yêu cầu ngay từ thời điểm khởi tố vụ án. Hơn thế nữa, nếu bạn thấy có lý do tin tưởng rằng việc giải quyết trên của cơ quan công an là không khách quan thì bạn cũng có thể yêu cầu đổi người điều tra, hoặc khiếu nại gửi lên VKS cùng cấp. VKS tham gia vào kiểm sát từ giai đoạn khởi tố bị can nên họ cũng sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    thuylanh (09/08/2011)
  • #122721   09/08/2011

    thuylanh
    thuylanh

    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 795
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn cho mình hỏi thêm;

    Mình đã có lần lên C.A và Y/C Điều tra Viên cho mình gặp lãnh đạo để trình bày, nhưng qua Điện thoại thì anh điều tra viên đó nói đồng ý cho gặp, nhưng mỗi lần mình đến C.Q C.A thì C.A nói là ko gặp được do sếp không có ở cơ quan hoặc bận họp.

    Vậy mình lại gởi đơn Y/C giám định lại cho VKS và Lãnh đạo C.A được không bạn?

    Mong sớm nhận được sự tư vấn từ phía bạn.
    Cảm ơn bạn nhiều.
     
    Báo quản trị |  
  • #122756   09/08/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Theo quy định tại
    Điều 158 - Bộ luật tố tụng Hình sự quy định về quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định:

    1. Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can, những người tham gia tố tụng khác yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định.

    Bị can, những người tham gia tố tụng khác được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những việc này được ghi vào biên bản.

    2. Trong trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không chấp nhận yêu cầu của bị can, những người tham gia tố tụng khác thì phải nêu rõ lý do và thông báo cho họ biết.

    Điều 159 - Bộ luật tố tụng Hình sự quy định về giám định bổ sung hoặc giám định lại: 

    1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được kết luận trước đó.

    2. Việc giám định lại được tiến hành khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành.

    3. Việc giám định bổ sung hoặc giám định lại được tiến hành theo thủ tục chung quy định tại các điều 155, 156, 157 và 158 của Bộ luật Hình sự.

    Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh giám định tư pháp số 24/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/9/2004 quy định:

    "Điều 46. Khiếu nại, tố cáo

    1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực giám định tư pháp khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Việc giải quyết khiếu nại về giám định tư pháp quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    2. Trong trường hợp người tham gia tố tụng có căn cứ cho rằng kết luận giám định tư pháp không chính xác, không khách quan, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải ra quyết định hoặc từ chối yêu cầu việc trưng cầu giám định lại; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do cho người yêu cầu bằng văn bản.

    Trong trường hợp người yêu cầu không đồng ý với việc từ chối trưng cầu giám định lại của Cơ quan điều tra thì có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định cuối cùng.

    Trong trường hợp người yêu cầu không đồng ý với việc từ chối trưng cầu giám định lại của Viện kiểm sát, Toà án thì có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp trên, Toà án cấp trên là quyết định cuối cùng.

    3. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này của người giám định tư pháp.

    Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo."


    Theo đó, bạn có thể gửi đơn yêu cầu cơ quan điều tra (bên công an) giám định lại. Nếu họ từ chối giám định mà bạn không đồng ý thì có thể gửi đơn khiếu nại lên VKS cùng cấp.

    Cập nhật bởi anhdv352 ngày 09/08/2011 09:28:05 CH bổ sung

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    thuylanh (10/08/2011)
  • #123404   12/08/2011

    thuylanh
    thuylanh

    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2009
    Tổng số bài viết (41)
    Số điểm: 795
    Cảm ơn: 43
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn;

    Mình đã làm đơn gởi VKS rồi, không biết khi nào có phản hồi, nhưng mình thật sự lo lắng, vì mình là cá nhân (yếu hơn tổ chức), Em gái mình bị TNGT đến nay gần 8 tháng mà mình không được xem biên bản khám nghiệm hiện trường, xe, KQ điều tra. mình xin C.A xem nhưng bị từ chối vì đây là tài liệu điều tra không được xem.

    Tình huống như này; Người gây ra tai nạn có uống rượu bia (vì đi ăn tất niên về), chạy tốc độ rất nhanh đâm vào xe em gái mình trên vỉa hè, lúc đó vào buổi trưa nắng nên vắng người đi đường;

    Người bạn mà em gái mình hẹn đi nhà sách cùng thì hẹn đứng địa điểm đó đợi, mà người tông vào người ta lại khai là em mình đi chậm, trường hợp mà C.A đã làm không khách quan rồi, mình biết nói như nào đây bạn.

    C.A chỉ nói với mình là tiền thuốc thì người gây ra tai nạn phải chịu 100% rồi, công người chăm sóc, thì đến tận công ty mình làm để làm việc thực tế, bồi thường khoãn tổn thất tinh thần như C.A biết là 60 tháng lương nhà nước, ngoài ra em gái mình làm gia sư không được tính vì người gây ra tai nạn đã phải chịu hình sự rồi; (đó là C.A Điều Tra Viên giải thích cho mình vậy)

    Mình chưa được xem bản kết luận điều tra nên không biết C.A kết luận đúng, sai như nào.

    Do điều kiện gia đình mình xa, mình đưa em gái mình về quê và ủy quyền lại cho mình đại điện giải quyết được không bạn?

    Bạn tư vấn giúp mình với,
    Cảm ơn bạn nhiều;



     
    Báo quản trị |